Soạn bài Mây và sóng: mục B Hoạt động hình thành kiến thức.

2. Tìm hiểu văn bản

a,Hai đoạn thơ tưởng chừng như độc lập nhưng chúng là một thể thống nhất giúp diễn đạt trọn vẹn chủ đề của bài thơ. Với thử thách thứ nhất, chú bé đã vượt qua bởi vì chú luôn yêu mẹ. . Như vậy, việc nêu thử thách thứ hai càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của chú bé đối với mẹ. Bởi vậy, nếu không có phần thứ hai thì ý thơ không trọn vẹn nên không thể bỏ đi được.

b, 

Giống nhau: 

  • Cả hai phần đều có cấu trúc đối xứng và trình tự tường thuật giống nhau:
    • Thuật lại lời rủ rê
    • Thuật lại lời từ chối
    • Những trò chơi do em bé sáng tạo ra.
  • Ở cả hai phần đều có những hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng như mây, sóng,…

Khác nhau:

  •  Số dòng thơ ở phần hai dài hơn phần 1
  • Cách xây dựng hình ảnh của hai phần: Phần một những người bạn là mây với trò chơi cùng bình minh vàng và vâng trăng bạc; phần hai những người bạn là sóng với những chuyến ngao du.

c, Sau mỗi lời rủ rê của những người bạn ở cả hai phần, cậu đều hỏi lại "Con hỏi..."

Cậu bé chưa từ chối ngay những lời mời gọi của những người sống “trên mây” và những người sống “trong sóng” vì trước sự rủ rê ấy, một đứa trẻ như cậu cũng thấy rất thích thú và tò mò. Những câu hỏi đã thể hiện những băn khoăn trong lòng cậu.

d, Giống nhau: Trong các trò chơi đều có những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng: mây, trăng, bầu trời, sóng, những bến bờ,…

- Khác nhau:

  • Cuộc vui chơi ở thế giới tự nhiên là một thế giới hấp dẫn, bí ẩn và thú vị, là tiếng gọi của một thế giới diệu kì đối với trẻ thơ.
  • Những trò chơi do cậu bé sáng tạo ra không có gì đặc biệt, dường như không phải là trò chơi đúng nghĩa: Hai bàn tay con ôm lấy mẹ; con lăn,… lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

==>  Điều đó thể hiện tình yêu tha thiết của cậu bé đối với mẹ của mình. Tình mẫu tử có sức mạnh lớn lao hơn bất kỳ cám dỗ nào, giúp con người ta vượt qua những trở ngại trong cuộc sống.

e, Ý nghĩa hai câu thơ: Hai câu thơ thể hiện ước muốn biệt lập, tách rời cuộc sống xung quanh và một tình yêu vô cùng sâu sắc, đằm thắm của chú bé đối với mẹ, không ai có thể tách rời và chia cách được. Tình mẫu tử ở khắp nơi, thiêng liêng và bất diệt.

g, Thành công của tác giả không chỉ miêu tả về Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... là những hình ảnh đẹp, lung linh, kì ảo do thiên nhiên ban tặng. Những hình ảnh thiên nhiên ấy còn mang ý nghĩa tượng trưng: Trăng và bờ biển là hình ảnh tượng trưng cho tấm lòng bao la, dịu hiền của mẹ. 

h, bài thơ còn gợi cho ta suy ngẫm thêm về nhiều điều:

  •  Con người trong cuộc sống thường gặp phải những cám dỗ (nhất là với một đứa trẻ) và tình mẫu tử là một trong những điểm tựa để chúng ta vượt qua nó.
  • Bài thơ  nhắc nhở chúng ta rằng hạnh phúc không ở đâu xa mà hạnh phúc ở ngay trong cuộc sống trần thế và do chính con người chúng ta tạo dựng nên.
  • Bài thơ còn cho thấy sự sáng tạo được bắt nguồn từ trí tưởng tượng và được chắp cánh bởi tình yêu thương.

3. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

a) (1) Hàm ý của những câu in đậm:

“Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi.”: Sau bữa ăn này, u sẽ bán con nên con sẽ không được ăn ở nhà nữa.

“Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.”: U đã bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Chị Dậu không dám nói thẳng với con vì đó là những điều quá đau lòng. Chị nói hàm ý để giấu đi nỗi đau ấy, tránh chạm phải điều đau lòng ấy.

(2) Hàm ý trong câu nói thứ hai của chị Dậu “Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài” rõ hơn.

Vì cái Tí chưa hiểu hết ý của mẹ ở câu nói hàm ý thứ nhất nên chị Dậu phải nói rõ hơn ở câu thứ hai.

Sự “giãy nảy” và câu nói trong tiếng khóc của cái Tí “U bán con thật đấy ư?“ là những chi tiết cho thấy cái Tí đã hiểu ý mẹ.

b) Cần có hai điều kiện trên để sử dụng hàm ý vì chỉ khi đáp ứng đủ đồng thời hai điều kiện đó thì mới đạt được mục đích của việc giao tiếp, hội thoại hay truyền đạt.