Soạn bài hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ mười bốn: Mục B hoạt động hình thành kiến thức.

2. a. Đại ý: hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ và sự thất bại thảm hại tất yếu của bọn xâm lược và lũ vua quan phản nước, hại dân một cách chân thực, sinh động

Bố cục:

  • Đoạn 1: từ đầu đến “hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân (1788).”
  • Đoạn 2: từ “Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh” cho đến “vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành…"
  • Đoạn 3: từ “Lại nói, Tôn Sĩ Nghị và vua Lê” cho đến hết

b. Trước khi tiến ra Thăng Long, vua Quang Trung đã nhận được tin báo quân Thanh chiếm đóng Thăng Long, liền họp các tướng sĩ, đích thân cầm quân đi ngay; lên ngôi hoàng đế, đốc suất đại binh ra Bắc dẹp giặc; gặp Nguyễn Thiếp để hỏi cơ mưu; tuyển mộ quân lính ở Nghệ An, duyệt binh, phủ dụ quân sĩ; biết dùng người, đối đãi công bằng => Hành động mạnh mẽ, quyết đoán, biết nhận định tình hình sáng suốt, tài điều binh khiển tướng đặc biệt là ý chí quyết chiến quyết thắng, có tầm nhìn xa trông rộng, mạnh bạo, tự tin trong kế sách đánh giặc, tính toán trước sau chu toàn.

c. Hình ảnh:

  • “ai nấy đều rụng rời, sợ hãi, xin ra hàng hoặc bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”, “quân sĩ các doanh nghe thấy đều hoảng hốt, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều”, “đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa”.,  “đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi”.
  •  “đưa thái hậu ra ngoài”, “luôn mấy ngày không ăn”. Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt, và sau khi sang đến Trung Quốc phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống người Mãn Thanh và cuối cùng gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người.

=> Nghệ thuật trần thuật chân thực, sinh động cùng với cảm xúc tự hào dân tộc, lòng kính phục của tác giả khi nói tới những chiến thắng đó 

d. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống được khắc họa vô cùng chân thực sự chen lẫn giọng điệu hả hê khi chứng kiến sự hèn nhát, bại trận thảm hại của chúng

3. a. (1) chợ cóc (2) cháy hàng (3) chém gió (4) ném đá

b. Có thể ghép thành các từ và giải nghĩa như sau: 

  • Điện thoại di động: điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người, được sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở thuê bao.
  • Kinh tế tri thức: nền kinh tế chủ yếu dựa vào việc sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm lượng tri thức cao.
  • Đặc khu kinh tế: khu vực dành riêng để thu hút vốn và công nghệ nước ngoài với những chính sánh ưu đãi.
  • Sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu đối với các sản phẩm do hoạt động trí tuệ đem lại, được pháp luật bảo hộ như quyền tác giả, quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghệ..

c. Ngoài cách phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc thì còn có thể tạo thêm từ mới để phát triển từ vựng

d. 

1. Vợ

1. nương tử

5. Anh em

5. Huynh đệ

2. Nhà thơ

2. thi sĩ

6. Ít người

6. thiểu số

3. Bạn cũ

3. cố nhân

7. Trẻ em

7. nhi đồng

4. Sông núi

4. giang sơn

8. Rất lớn

8. vĩ đại

e. (1) AIDS; (2)  Maketing (3) Internet=> Nguồn gốc: Từ mượn của các ngôn ngữ châu Âu

g. Có thể phát triển từ vựng tiếng Việt bằng cách: Tạo từ ngữ mới, mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài