soạn bài Đi bộ ngao du: mục C Hoạt động luyện tập.

1. Ê - min là một câu bé kiên cường, bản lĩnh: Nếu mệt em sẽ tìm một thứ gì đó để giải trí, hoặc tìm lấy công việc để tay làm việc còn đôi chân được nghỉ ngơi. Sau khi nghỉ ngơi, đôi chân bớt mỏi mệt thì em lại có thể tiếp tục chuyến hành trình của mình

 - Ê - min còn là một cậu bé ưa khám phá,mở mang tri thức và có vốn hiểu biết thực tê sphong phú, sâu rộng:  “Nhưng phòng sưu tập của Ê- min thì phong phú hơn phòng làm việc của các vua chúa, phòng sưu tập ấy là cả trái đất….

2. Qua văn bản Đi bộ ngao du, tác giả Ru – xô đưa ra nhận định ngao du sẽ giúp con người mở rộng vốn hiểu biết về tất cả các lĩnh vực như nông nghiệp, địa lí, tự nhiên. Theo ông, đi bộ ngao du là để quan sát, tìm tòi, khám phá như những nhà khoa học, triết học, toán học vĩ đại của thời Hy Lạp cổ….

3. Lượt lời thứ nhất - người mẹ => Nhân vật "tôi" im lặng

Lượt lời thứ hai - người mẹ => Nhân vật "tôi" im lặng

Sự "im lặng" của nhân vật "tôi" thể hiện tâm trạng:

- Lần 1: Sự ngỡ ngàng, bất ngờ, hãnh diện.

- Lần 2: Sự xấu hổ và xúc động trước tình yêu thương của em gái.

4. Cuộc hội thoại

Buổi chiều ngày mai lớp tôi có một chuyến tham quan. Lớp trưởng đứng trước lớp hào hứng thông báo:

- Cả lớp chú ý, đúng 2 giờ chiều ngày mai tất cả có mặt tại trường để cô giáo dẫn đi tham quan làng nghề nhé!

Tuấn uể oải:

- Ôi trời nắng lắm. Mình không muốn đi đâu. Ở nhà ngủ còn hơn.

- Những chuyến tham quan như này rất bổ ích và thú vị, cậu không nên bỏ qua đâu. – Lớp trưởng nhẹ nhàng đáp lại.

- Có gì mà vui mà bổ ích? Cậu thử nói xem nào? – Tuấn lại vặn vẹo.

- Đi tham quan làng nghề sẽ giúp chúng mình được tận mắt chứng kiến quá trình người nghệ nhân làm ra những vật dụng mà chúng ta thường dùng. Đã vâỵ, buổi học tạo điều kiện cho chúng mình được thư giãn đầu óc và giải tỏa căng thẳng nữa. – Lớp trưởng vui vẻ đáp.

- Ừ nghe cũng hấp dẫn đấy nhỉ. Vậy mai mình cũng thử đi xem sao. – Tuấn nói.

5. Những yếu tố biểu cảm biểu lộ tấm lòng yêu mến, kính trọng của người viết đối với nhân vật Lão Hạc - một con người nghèo khó, khốn khổ nhưng lương thiện và có lối sống đẹp đẽ, đáng trân trọng.

6. Thêm các yếu tố biểu cảm

Ở lứa tuổi chúng ta, việc giúp đỡ bố mẹ là hoàn toàn có thể và rất cần thiết. Dù bạn đang sống ở nông thôn hay thành thị thì chúng ta đều sẽ có cách để trở thành người con ngoan của gia đình. Nếu bạn ở thành phố, hãy “xông pha” ngay vào những công việc nho nhỏ và đơn giản như dọn dẹp nhà cửa: giặt, phơi, thu, gấp quần áo, nấu cơm hoặc phụ giúp mẹ nấu cơm;…Nếu bạn ở nông thôn, ngoài những việc nêu trên, bạn có thể bắt đầu tham gia những việc như trồng và chăm sóc vườn rau, chăm sóc những vật nuôi trong nhà như gà, lợn, ngan, vịt,… Đôi khi làm việc cũng khiến mình mệt thật đấy nhưng mà cũng thật vui làm sao. Đừng lo nếu lần đầu làm mà chưa tốt. Những lần sau bạn sẽ quen và sớm thành thạo hơn thôi. Thật vui làm sao khi có thể tham gia vào những công việc của gia đình dù chỉ là những công việc đơn giản như vậy. Chúng ta sẽ thấy mình trở nên chủ động hơn với cuộc sống của mình. Chúng ta sẽ thấy mình khôn lớn, trưởng thành, có ích hơn biết nhường nào trong gia đình khi giúp bố mẹ được nhiều việc.