Soạn bài đấu tranh cho một thế giới hòa bình: Mục C hoạt động luyện tập.

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

a. Vấn đề mà em tâm đắc nhất là ý nghĩa của bài v

ăn nhiệm vụ chặn đứng nguy cơ chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình là trách nhiệm thiêng liêng, cấp bách của loài người trên trái đất. Thông qua văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" em hiểu ra những hiểm họa, sự tốn kém phi nghĩa của các cuộc chạy đua vũ trang và kêu gọi loài người cùng nhau lên tiếng để chống lại điều đó. Mỗi cá nhân hãy hòa mình trong một sức mạnh chung hướng đến hòa bình của mỗi quốc gia và sự bình yên trên toàn thế giới. Chúng ta cần cùng nhau xóa bỏ chủ nghĩa cá nhân, những cuộc chạy đua vô nghĩa để xây dựng một thế giới hòa bình tốt đẹp hơn.

b. 

2. Luyện tập về phương châm hội thoại

a. Ví dụ 1 vi phạm phương châm quan hệ.=> Hai người giao tiếp không cùng một đề tài, không hiểu ý nhau.

Ví dụ 2 vi phạm phương châm lịch sự.=> Tên cai lệ không thể hiện sự tôn trọng, lịch sự khi giao tiếp với chị Dậu.

b.  

Nói băm nói bổ: nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo, thiếu nhã nhặn. (Phương châm lịch sự)

Nói như dấm vào tai: nói thô lỗ, khó nghe, khó tiếp thu. (Phương châm lịch sự)

Nửa úp nửa mở: nói mập mờ không rõ ràng, không hết ý (Phương châm cách thức).

Mồm loa mép giãi: nói nhiều, nói ngoa ngoắt, đanh đá, lấn át người khác (Phương châm lịch sự).

Đánh trống lảng: lảng ra, né tránh, không muốn vào tham dự, trả lời hay đề một việc nào đó mà mọi người hỏi tới (Phương châm quan hệ).

c. 

  • Nhân tiện đây tôi xin được hỏi; tiện đây anh có thể cho tôi biết được dùng khi người nói muốn hỏi về một vấn đề không đúng đề tài đang trao đổi, tránh người nghe hiểu là mình không tuân thủ phương châm quan hệ.
  • Cực chẳng đã tôi phải nói; tôi nói điều này có gì chưa phải xin chị bỏ qua cho là những cách diễn đạt khi phải nói điều khó nói, dễ gây mất lòng người nghe. Để đảm bảo phương châm lịch sự người nói phải rào đón như vậy.
  • Tôi chỉ có thể nói với anh; tôi không thể nói nhiều hơn…. ý muốn nói tôi chỉ có thể tiết lộ cho anh biết điều này những điều khác thì không thể nói thêm được. (Phương châm cách thức)

3. Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

a. Những thông tin chính về cây hoa sen: Giống loài, điều kiện sinh sống, đặc điểm của mỗi bộ phận, giá trị, ích lợi

b. Sen là loài cây thân rễ, mọc trong các lớp bùn ở ao, hồ, sông, ngòi…Một cây hoa sen thông thường có thể cao tới 1,5m. Chiếc lá sen to và tròn như chiếc nón vành màu xanh nổi trên mặt nước. Cuống là hình trụ dài hơn 1m, xốp rỗng, có những chiếc gai nhỏ li ti bám chặt xung quanh. Cánh hoa sen có màu hồng phớt hoặc màu trắng tùy vào loại sen. Nhiều bông sen đua nhau nở tạo nên một đầm sen vô cùng đẹp mắt. Cây sen có giá trị sử dụng cao. Lá sen làm vị thuốc hoặc gói thức ăn, ngó sen, củ sen, hạt sen đều là những loại thức ăn bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe.

c. Tác dụng: giúp người đọc hình dung ra những đặc điểm của cây hoa sen một cách dễ dàng, cụ thể và sinh động hơn.

d. Khi làm bài cần sự kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả để đối tượng thuyết minh nổi bật, gây ấn tượng nhưng không được lạm dụng vì nếu lạm dụng sẽ làm lu mờ nội dung tri thức được thuyết minh trong bài.