Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn- Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác : Mục C hoạt động luyện tập.
1. a. Từ ngữ, giọng điệu: Với bút pháp khoa trương kết hợp giọng điệu hào sảng, hiên ngang đã làm nổi bật sức mạnh to lớn của con người khí thế hiên ngang như bước vào 1 trận chiến đấu mãnh liệt, hành động quả quyết mạnh mẽ, phi thường=> khắc họa hình ảnh người tù Cách mạng thật ấn tượng vs khí phách hiên ngang, lẫm liệt, sừng sững giữa đất trời, khẩu khí ngang tàn, ngạo nghễ của con người dám coi thường mọi thử thách gian nan.
b. Điều đặc biệt ở biện pháp khoa trương (thường được dùng trong lối thơ khẩu khí) đã có tác dụng trong việc nâng tầm vóc của con ngưòi vốn nhỏ bé trong vũ trụ trở nên hết sức lớn lao, đến mức thần thánh. Lối nói này kích thích cảm xúc cua người đọc, tạo nên sức truyền cảm nghệ thuật mạnh mẽ.
c. Hai câu cuối thể hiện tư tưởng mãnh liệt, sắt đá của người chí sĩ yêu nước, dù còn hơi thở cuối cùng vẫn sẽ theo đuổi sự nghiệp cứu nước giúp dân.
d. Hai bài thơ đều nói về chí làm trai, thể hiện khẩu khí của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ, lỡ bước rơi vào vòng tù ngục.Họ là những biểu tượng đẹp, là niềm tự hào của các thế hệ của dân tộc. Đó là sự kết tinh vẻ đẹp anh hùng và lãng mạn của các nhà nho đầu thế kỉ XX.
2.
3. Điền như sau:
“Con chó cái nằm ở gậm phản bỗng chốc vẫy đuôi rối rít (,) tỏ ra dáng bộ vui mừng (.)
Anh Dậu lử thử từ cổng tiến vào với cả vẻ mặt xanh ngắt và buồn rứt như kẻ sắp bị tù tội (.)
Cái Tí (,) thằng Dần cũng vỗ tay reo (.)
(-) A (!) Thầy đã về (!) Thầy đã về (.)...
Mặc kệ chúng nó (,) anh chàng ốm yếu im lặng chịa gậy lên tấm phên cửa (,) nặng nhọc chống tay vào gối và bước lên thềm (.) Rồi lảo đảo đi đến cạnh phản (,) anh ta lăn kềnh trên chiếc chiếu rách (.)
Ngoài đình (,) mõ đập chan chát (,) trống cái đánh thùng thùng (,) tù và thổi như ếch kêu (.)
Chị Dậu ôm con ngồi bên phản (,) sờ tay vào trán chồng và sẽ sàng hỏi (:)
(-) Thế nào (?) Thầy em có mệt lắm không (?) Sao chậm về thế (?) Trán đã nóng lênđây mà (!)”
4. a. Câu văn đã thiếu dấu (?) khi hết câu. Có thể sửa lại như sau:
Sao mãi tới giờ anh mới về? Mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là: “Anh phải làm xong bài tập trong chiều nay”
b. Câu trên thiếu dấu ngoặc kép và dấu phẩy để tách bộ phận trong câu.
Có thể sửa lại câu văn trên như sau:
Từ xưa trong cuộc sống lao động và sản xuất, nhân dân có truyền thống thương yêu nhau giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn gian khổ. Vì vậy có câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.
c. Lỗi mắc phải là dùng sai dấu chấm câu khi chưa kết thúc câu. Có thể sửa lại là:
Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng, nhưng tôi vẫn không quên được những kỉ niệm êm đềm thời học sinh.