Soạn bài Con chó Bấc: mục B Hoạt động hình thành kiến thức.
2. Tìm hiểu văn bản
a, Bố cục 3 phần:
- Phần 1 (Từ đầu đến... trong lòng Bấc”) Mở đầu
- Phần 2 ( “Con người này... biết nói đấy”): tình cảm của Thoóc-tơn đối với con chó Bấc.
- Phần 3 (còn lại): Tình cảm của Bấc đối với chủ.
Trong ba phần thì phần thứ ba dài hơn cả. Điều đó cho thấy nhà văn chủ chủ yếu muốn nói đến những biểu hiện tình cảm của Bấc và miêu tả tình cảm của nó đối với chủ.
b, Cách cứ xử của Thoóc - tơn đối với Bấc được biểu hiện qua những chi tiết: chào hỏi thân mật, túm chặt lấy đầu Bấc rồi dựa vào đầu mình, đẩy tới đẩy lui, trong tiếng rủa âu yếm "rủ rỉ bên tai", trong tiếng kêu đầy vẻ ngạc nhiên: "Trời đất! Đằng ấy hầu như biết nói đấy!"
Cách anh đối xử với Bấc khá đặc biệt. Anh xem Bấc “như thể là con cái của anh vậy”. Trước khi diễn tả tình cảm của Bấc đối với chủ, nhà văn lại dành một đoạn để nói về tình cảm của Thoóc - tơn đối với Bấc là để cho thấy đó chính là động lực làm phát sinh, khơi dậy ở Bấc “Tình thương yêu sôi nổi, nồng cháy, thương yêu đến mức tôn thờ, cuồng nhiệt”. với người chủ
c, Bấc có những cách biểu hiện tình cảm đặc biệt đối vớingười chủ của mình. Có lúc nó cũng sôi nổi cắn vờ Thoóc-tơn, nằm phục hàng giờ dưới chân anh mà hau háu quan sát nét mặt, ánh mắt. Có những lúc nó nằm bên cạnh hoặc đằng sau mà dán mắt vào mỗi cử động nhỏ, mắt ngời lên ánh sáng long lanh, lúc nào cũng bám gót chủ không dám rời xa một bước. Ban đêm vùng dậy, nó trườn đến mép lầu đứng lắng nghe tiếng thở đều của chủ. Có lúc, quá vui sướng, nó bật đứng thẳng lên, miệng như cười, mắt hùng hồn diễn cảm, họng rung lên những âm thanh kì lạ...
Những chi tiết miêu tả ấycho thấy khả năng quan sát, trí tưởng tượng và miêu tả rất tinh tế, sống động của tác giả.
d, Tác giả muốn ca ngợi lòng nhân ái : Con người và loài vật đều cần đến tinh yêu thương. Tinh yêu thương nào cũng cần chân thật, sâu nặng và thuỷ chung. Từ đó, hướng con người hãy từ bỏ những đam mê vật chất, đến với một cuộc sống tốt đẹp, tràn ngập trong thế giới của tinh yêu thương.