Soạn bài cố hương: Mục B hoạt động hình thành kiến thức.

2. Tìm hiểu văn bản

a. Bố cục:

  • Phần 1: Từ đầu đến “làm ăn sinh sống” đây là hành trình trở về quê hương của nhân vật “tôi”.
  • Phần 2: Tiếp đến “mang đi sạch trơn”: Nói về hình ảnh quê hương và con người trong quá khứ và thực tại của nhân vật.
  • Phần 3: Còn lại: Những suy nghĩ của nhân vật tôi trên đường ra đi.

b. Tác phẩm cố hương có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt gồm: tự sự, miêu tả và nghị luận. Phương thức tự sự được sử dụng chủ yếu.

c. Các nhân vật: nhân vật người mẹ, nhân vật tôi, cháu Hoàng, Nhuận Thổ, thím Hai Phương, Thuỷ Sinh.

Truyện có hai nhân vật chính: Nhuận Thổ và tôi (anh Tấn) - người bạn thời ấu thơ của Nhuận Thổ.   Trong đó, nhân vật tôi là nhân vật trung tâm vì tác giả đã thông qua nhân vật này để miêu tả mọi thay đổi của làng quê và nhân vật Nhuận Thổ.

d.

 

Sự thay đổi ở nhân vật Nhuận Thổ

Nhuận Thổ lúc còn nhỏ

(20 năm trước)

Nhuận Thổ lúc nhân vật “tôi” trở về quê

Hình dáng

khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chiên bó tí tẹo, cồ đeo vòng bạc sủng loáng

nước da sạm, lại có thêm những nếp răn sâu hoắm, đội một cái mũ lông chiên rách tươm, mặc một chiếc áo bông mỏng dính, người co ro cúm rúm, bàn tay vừa thô kệch vừa nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông…

Động tác

Nhanh nhẹn, hoạt bát

Chậm chạp

Giọng nói

Sôi nổi,  dứt khoát, rõ ràng

Dè dặt, môi mấp máy nhưng không thành tiếng       

Thái độ đối với “tôi”

Thân mật, gần gũi.

Quyến luyến khi phải rời xa "hắn lẩn vào trong bếp khóc to và không chịu về"

Nét mặt vừa hớn hở, vừa thê hương

Cung kính, xa cách

Tính cách

Hồn nhiên, vô tư, sôi nổi, mạnh dạn

Rụt rè, e ngại, trầm ngâm, bần hèn

e. Nhân vật “tôi” đang mong muốn, ước mơ và hy vọng một cuộc đời mới cho cố hương=> Suy nghĩ đó, cảm xúc đó bộc lộ tình yêu quê hương một cách mới mẻ của nhân vật "tôi " và niềm tin mãnh liệt vào sự đổi mới của quê hương.