Soạn bài Cô bé bán diêm: Mục C hoạt động luyện tập.
1. a. Tham khảo: Tại đây
2.a. Những câu có trợ từ là: 1-3-6-8
b.. (1) Trợ từ lấy được lặp lại 3 lần. Nhằm biểu thị tình cảm của nhân vật với mẹ, dù mẹ không quan tâm hỏi han nhưng tình cảm của Hồng với mẹ không “rắp tâm nào” có thể làm thay đổi được.
(2).Trợ từ nguyên, đến: nhấn mạnh ý chê trách nhà gái thách cưới quá nặng, và biểu thị thái độ oán trách của lão Hạc.
c. Thán từ trong các câu :
(1) này, à
(2) ấy
(3) chao ôi
d. (1)
- Ha ha: Biểu thị thái độ vui sướng, khoái chí khi phát hiện ra điều bất ngờ của lũ chuột.
- Ái ái: Biểu thị sự đau xót, van xin của bác Nồi Đồng, tiếng thốt lên khi bất ngờ bị làm đau
(2) Than ôi: biểu thị sự đau buồn, tiếc nuối
3. Yếu tố miêu tả:
- Xe chạy chầm chậm… Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại.
- Mẹ tôi không còm cõi xơ xác.
- Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn,.....
Yếu tố biểu cảm:
- Diễn tả sự suy nghĩ: Hay tại sự sung sướng bỗng.................. mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc.
- Bộc lộ sự cảm nhận: Những cảm giác ấp áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.
- Phát biểu cảm tượng: Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ… để bàn tay mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.
=> Các yếu tố miêu tả và biểu cảm không đứng riêng mà đan xen vào yếu tố tự sự.
=> Nếu bỏ đi các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì sự liên kết các yếu tố tự sự trở nên khô khan, thiếu hình ảnh, thiếu cảm xúc.
=> Nếu bỏ hết các yếu tố kể, chỉ còn lại các câu văn miểu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ không có các sự việc, khi ấy đó không còn là “chuyện” nữa.