Soạn bài ánh trăng: Mục B hoạt động hình thành kiến thức.
a. Bố cục 3 phần:
- Phần 1 (hai khổ đầu): kỉ niệm của tác giả gắn bó với vầng trăng, nhịp thơ là lời tự sự nhẹ nhàng về quá khứ.
- Phần 2 (hai khổ tiếp): Sự lãng quên vầng trăng khi sống trong môi trường mới và bất ngờ gặp lại vầng trăng khi đột ngột mất điện. Giọng thơ thể hiện sự đột ngột, ngỡ ngàng
- Phần 3 (hai khổ cuối): Sự đối diện với vầng trăng và suy ngẫm về những ngày đã sống cùng vầng trăng. Giọng điệu trở nên trầm lắng và tha thiết hơn.
b.Trong khoảng thời gian từ hồi nhỏ cho đến “thời chiến tranh ở rừng”, nhân vật trữ tình và vầng trăng là những người bạn tri kỉ của nhau.
c.Khi chiến tranh kết thúc, con người quay trở lại với cuộc sống hòa bình. Vầng trăng nghĩa tình bây giờ đối với người lính năm xưa giờ chỉ là dĩ vãng, dĩ vãng nhạt nhòa của quãng thời gian xa xôi nào đó. Người bạn tri kỉ, tình nghĩa nay trở thành người dưng, không quen biết.
=>Hoàn cảnh sống thay đổi dẫn đến sự đổi thay trong tình cảm của con người, khi sống trong cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ có thể dễ dàng quên đi quá khứ, có thể thay đổi về tình cảm