So sánh 3 loại đất theo mẫu Bảng 1.

Chỉ tiêu so sánh

Đất xám bạc màu

Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá

Đất mặn

Nguyên nhân hình thành

  • Địa hình: dốc thoải nên dễ bị xói mòn và rửa trôi các hạt sét, keo và chất dinh dưỡng.
  • Đá mẹ: đất hình thành trên các loại đá mẹ (đá cát, đá magma acid,...) có tính chua, rời, không có kết cấu nên không giữ được chất dinh dưỡng.
  • Khí hậu mưa nhiều, nhiệt độ cao (quá trình phong hoá, phân huỷ các chất nhanh).
  • Con người: tập quản canh tác lạc hậu nên đất bị thoái hoá mạnh
  • Khí hậu: lượng mưa, cường độ mưa và thời gian mưa.
  • Địa hình độ dốc lớn, chiều dài dốc.
  • Con người: đốt rừng làm rẫy; phá rừng; khai thác gỗ không hợp lí, kĩ thuật canh tác không phù hợp.
  • Do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của nước biển (thuỷ triều, bão, vỡ đê,...)
  • Do mạch nước ngầm nhiễm mặn, ngấm lên đất tạo thành đất nhiễm mặn
  • Do tưới tiêu không hợp lí.

Tính chất của đất

  • Tầng đất mặt mỏng.
  • Lớp đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ (tỉ lệ cát lớn, lượng sét và keo ít), màu xám trắng, đất thường bị khô hạn; hầu hết có tính chua (pH < 4,5), nghèo chất dinh dưỡng, nghèo mùn; vi sinh vật trong đất ít, hoạt động yếu.
  • Đất xỏi mòn mạnh trơ sỏi đá có tầng đất mặt còn rất mỏng, có trường Có tầng đất mặt rất mỏng, trơ sỏi, đá.
  • Đá, cát, sỏi chiếm ưu thế trong đất.
  • Đất có phản ứng chua đến rất chua, nghèo mùn và chất dinh dưỡng.
  • Vi sinh vật trong đất ít, hoạt động yếu.
  • Có thành phần cơ giới nặng, dẻo, dinh khi ướt và nứt nẻ, rắn chắc khi khô.
  • Dung dịch đất chứa nhiều thành phần muối tan như NaCl, Na2SO4.
  • Đất mặn nghèo mùn, đạm, lân tổng số vả lân dễ tiêu.
  • Đất có phản ứng trung tỉnh hoặc hơi kiểm