Phiếu học tập số 2.
1. ĐỌC
- Chọn phương án đúng (làm vào vở):
Câu hỏi 1: Đáp án B
Câu hỏi 2: Đáp án A
- Trả lời câu hỏi:
Câu hỏi 1: Vẽ sơ đồ:
(1) Khi thất bại: → Người thành công tìm lý do ở mình → Thay đổi các sai lầm → Mạnh mẽ, không ngừng phát triển bản thân → Thành công.
(2) Khi thất bại: → Người thất bại đổ lỗi cho hoàn cảnh → Không dám nhìn nhận sự yếu kém của bản thân à không thay đổi được kết quả → không thể phát triển bản thân trở lên tốt hơn.
Câu hỏi 2: Cách triển khai lí lẽ của tác giả trong 3 đoạn văn rất mạch lạc, rõ ràng, có dẫn chứng cụ thể để thuyết phục người đọc.
- Ở đoạn 1, tác giả nói về sự khác biệt khi đối mặt với thất bại của người thành công và người thất bại. Theo đó, người thành công thì đi tìm cái sai, cái lỗi của bản thân còn người thất bại đổ lỗi cho hoàn cảnh để biện minh. Tác giả đồng quan điểm với người thành công bởi lí lẽ được tác giả đưa ra là dù thành công hay thất bại thì chính mình là người đã quyết định, hành xử trong mọi tình huống do đó mình phải biết chịu trách nhiệm về những hành động đó. Tự chịu trách nhiệm, tự nhìn lại bản thân sau những sai lầm, thất bại mới có cơ hội sửa mình và cũng có thể khoan dung với người khác để mối quan hệ tốt đẹp hơn.
- Ở đoạn 2, tác giả cho rằng tự chịu trách nhiệm là việc ý thức được hệ quả ngày hôm nay là do những lựa chọn và hành động của bản thân trong quá khứ. Người có tinh thần cầu tiến luôn biết tự chịu trách nhiệm với mọi hành động và kết quả mà mình nhận được. Tác giả dẫn chứng câu nói của cổ nhân “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” và câu nói nổi tiếng của Không Tử: “Người khôn ngoan tự hỏi nguyên do lỗi lầm ở bản thân, kẻ khờ dại hỏi nguyên do ở kẻ khác” để làm minh chứng cho lí lẽ của mình.
- Ở đoạn 3, tác giả cho rằng khi không dám nhìn nhận sự thật về sự yếu kém của bản thân, thì trách nhiệm cá nhân nhân được trút sạch lên bất kỳ ai hay sự việc nào liên quan. Tác giả cũng cho rằng không dám nhìn nhận bản thân là một sự sai lầm khi mà sự thật dù có tệ hại như thế nào thì nó vẫn tồn tại và không có lời biện minh hùng hồn nào có thể thay đổi nó. Do đó, tác giả cho rằng cần phải nghiêm túc nhìn nhận lại chính mình, hành động của chính mình để kiểm điểm bản thân mình trước thay vì biện minh hay trách cứ người khác. Có như vậy bản thân mình mới tiến bộ không ngừng.
Câu hỏi 3: Tác giả hoàn toàn chính xác với nhận định: “Chỉ khi nhìn thẳng vào thiếu sót của bản thân mới có cơ hội để tự sửa mình và có thái độ khoan dung với lỗi lầm của người khác để thiết lập những mối quan hệ tốt,hướng tới điều tốt đẹp hơn”. Ở đây, khi con người dám nhìn thẳng vào thiếu sót của mình sẽ có thể tìm ra phương án để giải quyết, khắc phục những sai lầm, khuyết điểm đó và không để những điêu sai trái ấy lặp lại. Ngược lại, nếu không chịu thừa nhận cái sai của mình mà biện minh, đổ lỗi thì cái sai kia không được sửa chữa tận gốc và rồi một ngày khác với tình huống tương tự thì lỗi sai trước đó có thể bị lặp lại. Mặt khác, khi dám nhìn nhận lỗi lầm của mình thì cũng sẽ bao dung với người khác. Bởi khi đã làm rõ lỗi lầm, cái sai của mình để dẫn đến thất bại thì chúng ta có thể dễ dàng tha thứ cho lỗi sai của người khác nhiều hơn. Như vậy, khi ai cũng biết lỗi sai của mình thì việc tự chịu trách nhiệm sửa chữa được giải quyết và tất cả các sai lầm được giải quyết thì đó có thể là con đường dẫn tới thành công. Không chỉ vậy, việc tự dám nhìn thẳng vào sự thật, nhìn nhận cái sai của mình sẽ làm con người mình ngày càng phát triển kiến thức, trình độ và cũng sẽ trở lên độ lượng, nhân từ.
Câu hỏi 4: Các câu thành ngữ, tục ngữ có nội dung liên quan đến thông điệp của văn bản:
- Dám làm dám chịu
- Mình làm mình chịu, kêu mà ai thương
- Chân mình thì lầm bê bê/ lại cầm bó đuốc đi rê chân người.
Nó liên quan đến văn bản vì: ở câu Dám làm dám chịu nói đến việc khi đã làm việc gì đó, dù hệ quả có thế nào đi chăng nữa thì cũng dám gánh vác trách nhiệm đối với việc mình làm; ở câu Mình làm mình chịu, kêu mà ai thương cũng nói đến việc tự chịu trách nhiệm với những việc mình làm và không oán thán, trách cứ ai; Ở câu Chân mình thì lầm bê bê/ lại cầm bó đuốc đi rê chân người cho thấy điển hình của một người không dám chịu trách nhiệm với những hành vi, việc làm của mình, chỉ chăm chăm đi kiếm tìm, chỉ trích lỗi lầm của người khác do đó sẽ bị người khác khinh bỉ, làm cho mối quan hệ trở nên xấu đi.
Câu hỏi 5: Nghĩa của các từ có yếu tố Hán Việt:
- Cầu tiến
+ Cầu: Cầu xin, mong cầu, sở cầu… à Nguyện vọng của một con người
+ Tiến: Tiến bộ, tiến triển, tiến lên, bước tiến… à chỉ sự phát triển, tăng tiến.
Như vậy: Cầu tiến có nghĩa là cầu mong sự tiến bộ.
- Vị thế:
+ Vị: Vị trí, địa vị, danh vị, chức vị à Vị trí trong xã hội hoặc địa điểm cụ thể
+ Thế: Địa thế, trận thế, trần thế à hoàn cảnh hay vị trí tạo thành điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho con người.
Như vậy: Vị thế có nghĩa là địa vị, vị trí đang đứng của một người nào đó.
- Viện dẫn:
+ Viện: Viện cớ, viện sức, viện trợ à nhờ đến sự giúp sức
+ Dẫn: Dẫn chứng, dẫn giải, chỉ dẫn, dẫn đường à nhờ sự “dẫn” mà đi đến một nơi khác, kết quả khác.
Như vậy: Viện dẫn là dẫn chứng sự việc, sự vật này để chứng minh cho một sự việc nào đó.
2. VIẾT
Dũng cảm là một phẩm chất, đức tính đáng quý, cần có ở con người. Nhờ dũng cảm, con người mới có thể làm được những điều to lớn, kì vĩ tưởng chừng không thể. Nhờ dũng cảm, thế giới mới có sự phát triển như ngày nay. Nếu Edison không dũng cảm thừa nhận những sai lầm, thất trước đó và tiếp tục thử nghiệm của ông, không biết bao giờ chúng ta mới có bóng đèn để sử dụng. Nếu con người không dám thừa nhận sai lầm khi cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, liệu chúng ta có thể phát triển thiên văn học như ngày nay? Dũng cảm tưởng như là phải ở những điều lớn lao, nhưng thực tế nó có thể thực hiện ngay từ những điều nhỏ nhặt. Những con người dám nhận trách nhiệm trước sai lầm, thất bại do chính họ gấy ra chính là những người dũng cảm đáng khen nhất.
3. NÓI VÀ NGHE
Lập đề cương cho bài nói về vấn đề: Điều em muốn chuẩn bị cho bước đường tương lai của mình.
- Mở bài: Giới thiệu về bước đường tương lai của mình và điều em muốn chuẩn bị.
- Thân bài:
+ Nêu điều em muốn chuẩn bị.
+ Nêu lý do em lại chuẩn bị những điều đó.
+ Trả lời câu hỏi: Em chuẩn bị như thế nào? Có ai giúp sức không?
+ Điều em mong chờ, hy vọng ở tương lai.
- Kết bài:
+ Trả lời câu hỏi: Em hy vọng ở bước đường tương lai như thế nào?
+ Thể hiện sự quyết tâm chuẩn bị và kêu gọi các bạn cùng chuẩn bị cho tương lai.