Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những cảnh tượng, hành động, tính cách....

Dân

<- Tương phản->

Quan

·        

Hàng trăm nghìn con người hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre,...bì bõm dưới bùn ngập quá khuỷu chân, lướt thướt như chuột lột

 

·        

Tiếng người xao xác gọi nhau, ai cũng mệt lử, trăm nghìn lo sợ đem thân hèn yếu mà đối sức với mưa to gió lớn

 

·        

Dân phu rối rít, trăm họ vất vả, lấm láp, gội gió tắm mưa như đàn sâu, lũ kiến trên đê

=>Một cảnh nghìn sầu muôn thảm.

Cảnh hộ đê

·        

Đèn thắp sáng trưng, kẻ hầu người hạ, quan uy nghi, chiễm chện ngồi, người hầu gãi, kẻ hầu quạt, hầu điếu đóm,... –

 

·        

Bát yến hấp đường phèn, mang theo những đồ dùng đắt tiền: ống thuốc bạc, đồng hồ vàng,... - Chung quanh quan có nha lại ngồi hầu bài

 

·        

Nhàn nhã chơi bài, lúc khoan, lúc mau, cười nói vui vẻ, quan ung dung hai bên tả hữu nha lại nghiêm trang, lính hầu rầm rập, quan lớn đánh bài " Ù thông"

=>Cảnh sống an toàn, sa hoa, nhàn nhã, mải mê cờ bạc

·        

Ngoài xa tiếng kêu vang trời, dậy đất, tiếng người kêu rầm rĩ, càng nghe càng lớn, tiếng trâu bò kêu vang tứ phía

 

·        

Người nhà quê mình mẩy lấm láp, tất tả chạy vào thở không ra lời

 

·        

Đê vỡ dân trôi, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ

Cảnh đê vỡ

·        

Ván bài quan đã chờ: ngài xơi bát yến, ngồi khểnh vuốt râu, mắt trông vào đĩa nọc, điềm nhiên, lăm le chờ bài " Ù "

 

·        

Có người khẽ nói làm ngài cau mặt

 

·        

Nghe tin đê vỡ, quan đỏ mặt tía tai quát và tiếp tục chờ ván bài " Ù " - Quan vỗ tay xuống xập kêu to vội vàng xòe bài miệng vừa cười vừa nói

Nhận xét về dụng ý của tác giả khi xây dựng cảnh tương phán :

Phép tương phàn làm nổi rõ tính cách bất nhân của quan phủ và tình cảm thảm thương của người dân.