Phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản Rừng cọ quê tôi theo những yêu cầu bên dưới đoạn văn.

a.

  • Dựa vào nhan đề văn bản, đối tượng được đề cập đến là rừng cọ quê tôi.
  • Văn bản viết về sự gắn bó trong cuộc sống của những người dân sông Thao với rừng cọ quê mình
  • Các đoạn văn đã trình bày đối tượng và vấn đề theo một thứ tự :
    • Phần đầu miêu tả đặc điểm và đời sống của cây cọ.
    • Phần sau nói đến mối quan hệ giữa cây cọ và cuộc sống, sinh hoạt của con người; nhấn mạnh sự gắn bó bằng cách lặp lại nhiều lần từ ngữ rừng cọ.
    • Phần cuối nói về sự gắn bó giữa con người và cây cọ.

==> Như vậy trình tự sắp xếp các ý trong bài rất rõ ràng, rành mạch, liên tục và thể hiện sự logic. Do đó theo em không thể thay đổi trật tự sắp xếp của văn bản
b. Chủ đề của vãn bản: Rừng cọ và sự gắn bó giữa cuộc sống của người dân sông Thao với rừng cọ quê mình.
c. Chủ đề của văn bản Rừng cọ quê tôi được thể hiện trong toàn văn bản từ nhan đề đến các ý triển khai, tập trung vào đối tượng của văn bản là rừng cọ: miêu tả các bộ phận của cây cọ, cả rừng cọ; nói về sự gắn bó giữa cuộc sống của người dân với rừng cọ (trong cuộc sống sinh hoạt, lao động; trong cuộc sống tinh thần). Được thể hiện ở hai câu trực tiếp nói về tình cảm đó là:

  • “Chẳng có nói nào đẹp như sông Thao quê tôi…”
  • “Người sông Thao đi đâu rồi cũng nhớ về rừng cọ quê mình…”

d. Các từ ngữ, các câu tiêu biểu thể hiện chủ đề của văn bản đó là:

  • Các từ ngữ: Rừng cọ, cây cọ, thân cọ, lá cọ, búp cọ, chổi cọ, nón lá cọ, mành cọ, làn cọ, trái cọ,...
  • Các câu tiêu biểu: “Chẳng có nơi nào đẹp như sông Thao què tỏi, rừng cọ trập trùng.“, “Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ.“