Phân tích hai khổ khổ đầu của bài thơ Nhớ rừng.
Thế Lữ đã bước đến thi đàn và có với nhiều đóng góp quan trọng, góp phần mang lại thành công cho phong trào thơ Mới. Tác phẩm tiêu biểu cho nhà thơ Thế Lữ phải kể đến bài thơ Nhớ rừng. Mượn lời của một con hổ bi giam giữ trong lòng sắt, tác giả đã thể hiện được tâm sự, niềm u uất của một thế hệ bị giam cầm nô lệ với khát khao tự do mãnh liệt. Hai khổ thơ đầu đã nói lên tâm trạng của con hổ trong thực tại và hững mộng tưởng về quá khứ tung hoành, tự do.
Mở đầu bài thơ là không gian chật hẹp, tù túng nơi con hổ đang bị giam giữ:
Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua
Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm
Tác giả sử dụng động từ “gậm” thể hiện những căm hờn, uất hận của con hổ như chất chứa, “khối căm hờn” ấy tưởng chừng như ngày một lớn lên trong không gian chật hẹp là chiếc cũi sắt. Bởi vì vậy mà dường như con hổ đành bất lực, nằm dài trong cũi sắt nhìn ngày tháng dần trôi qua. Cũi sắt ấy là thực tại, là hoàn cảnh sống tù túng mà con hổ đang phải chịu đựng. Chỉ với đôi dòng thơ, tác giả đã tái hiện trọn vẹn tâm trạng đáng thương, đầy u uất của con hổ.
Càng tù túng bao nhiêu thì nỗi căm hận trong nó càng lớn dần lên bấy nhiêu. Bởi vậy mà “khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ”. Lũ người ở đây là những con người đã bắt giam chú hổ, đẩy chú vào chốn giam cầm, mất tự do ày. Vì sự tham lam, vì mục đích ích kỉ của con người đã khiến con vật giờ đây phải sống trong nỗi buồn u uất. Chú hổ đã thể hiện rõ thái độ của mình với loài người là “khinh”, “giễu”, coi thường hành động phi lí của chúng. Câu thơ đã thể hiện tinh thần ngạo nghễ, dù bị giam cầm nhưng nhất định không chịu khuất phục hay cúi đầu. Đặt câu thơ vào hoàn cảnh đất nước ta lúc bấy giờ, ta càng thêm thấu hiểu nỗi đau mất tự do ấy. Quân xâm lăng vì sự tham lam, tham vọng bá chủ của mình đã đẩy nhân dân ta vào cảnh sống tù túng, đất nước không còn tự do.
Và trong hoàn cảnh tù đấy đó, con hổ dường như đau đớn hơn khi phải “làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi”, phải sống với những loài vật khác chấp nhận số phận và sống “vô tư lự”. Vì nhận thức được thời thế, được hoàn cảnh của mình nên con hổ càng thêm tủi nhục trong khi những loài gấu, báo không hề căm tức, uất hận mà vẫn vô tư sống trong giam hãm. Đó là nét tâm trạng điển hình đầy bi kịch của chúa sơn lâm trước thực tại cuộc sống của mình. Và trong nỗi u uất đó, chú hổ nhớ về quá khứ vàng son trong những tháng ngày tự do tự tại của mình:
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành, hống hách những ngày xưa
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn thét núi
Những hồi ức tươi đẹp như trở về trong tâm trí của chúa sơn lâm khi xưa. Chú được “tung hoành”, “hống hách”, được sống giữa thiên nhiên rộng lớn với rừng xanh, gió ngàn và tiếng thét vang động núi đồi. Các động từ "gào, hét, thét" đặc tả khúc trường ca dữ dội của rừng núi, suối ngàn thiêng liêng, hùng tráng. Bước chân của chú được tới muôn nơi luôn dõng dạc, đường hoàng. Tất cả tạo nên sự dũng mãnh, uy nghi của loài vật đứng đầu rừng xanh, khiến muôn loài đều run sợ:
Ta biết ta chúa tế cả muôn loài,
Giữa chốn hào hoa không tên, không tuổi
Và chính nỗi nhớ về quá khứ được tung hoành, làm bá chủ giữa thiên nhiên càng cho thấy khát khao sống, khát vọng tự do như ngọn lửa luôn cháy sáng trong lòng của vị chúa sơn lâm.
Qua hai đoạn thơ, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa đặc sắc, khắc họa hình ảnh con hổ với thực tại giam cầm đầy uất hận và những khát vọng về cuộc sống tự do khi xưa. Đó cũng là tâm trạng của những người dân mất nước, mong ước về cuộc sống hòa bình, tự do giữa đất trời, bởi “Trên đời vạn nghìn điều cay đắng – Cay đắng chi bằng mất tự do”.