1. Đáp án:

Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà: A, B, C, D, E, G, H, I, K

Quyền và nghĩa vụ của con cháu: B, E, J, K, M, N

Quyền và nghĩa vụ của anh, chị, em: B, E, I, K, L

2. Đáp án: D3. Gợi ý:

Thực hiện đúng: A, C, D

3. 

Thực hiện đúng: A, C, D

Thực hiện không đúng: B

4.

Đồng tình: B,C

Không đồng tình A, D

5.

a) Hành vi của hai anh em chưa đúng với trách nhiệm của người con trong gia đình: khi ở trường hay đánh nhau với bạn, ở nhà thường đi chơi không giúp đỡ bố mẹ việc nhà.

b) M không nên lười học, nghỉ học như vậy.

c) Không đồng tình với hành vi ham chơi, đua đòi của G.

d) Thái độ vùng vằng, giận dỗi và việc trốn đi chơi của H là không tốt.

6. 

a) Không đồng tình với kế hoạch của bố mẹ Y. Quyền vui chơi giải trí lành mạnh không những là nhu cầu mà còn là điều kiện để trẻ em phát triển hài hoa về thể chất và tinh thần.

Yêu cần đưa ra các lí do trên để thuyết phục bố mẹ tôn trọng và lắng nghe nguyện vọng của mình để Y có một kì nghỉ hè vui vẻ, bổ ích và thiết thực.

b) Cách đối xử của bố mẹ M như vậy không đúng, theo Điều 17 Luật Trẻ em năm 2016 quy định trẻ em được bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi.

Nếu là M, em cần giải thích hoặc nhờ người khác giải thích cho bố mẹ hiểu quyền bình đẳng về cơ hội tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với độ tuổi và dù là trai hay gáithì trẻ em cần được cân đối thời gian hợp lí để nghỉ ngơi, tham gia vui chơi giải trí như nhau, bảo đảm phát triển trí tuệ và thể lực.

c) Đồng tình với cô C, vì ngoài trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em; giáo dục trẻ em; bảo vệ an toàn cho trẻ em; tạo điều kiện để trẻ em tham gia hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể thao và các hoạt động xã hội phù hợp; tạo điều kiện hướng dẫn trẻ em tiếp cận nguồn thông tin an toàn, phù hợp với độ tuổi, giới tính và mức độ trưởng thành của trẻ em, cha mẹ và các thành viên trong gia đình còn có trách nhiệm bảo đảm sự tham gia của trẻ em trong gia đình (Điều 56 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP).

Nếu là Q, em cần thuyết phục bố bằng các lí do trên để bố đồng tình với quan điểm của mẹ trong việc nuôi dạy Q

d) Không đồng tình với quyết định của bố mẹ K, vì quyền được học tập là một trong những quyền cơ bản của trẻ em được pháp luật Nhà nước ta quy định. Ở Việt Nam, quyền học tập được quy định trong Hiến pháp năm 2013 (Điều 37 và Điều 39): Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục,..

Theo đó, gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn. Do vậy, bố mẹ K cần phải có trách nhiệm trong việc bảo đảm quyền đi học của con mình. K cần viện dẫn những lí do trên để thuyết phục hoặc nhờ người thuyết phục để bố mẹ tiếp tục cho K đi học.

7.Bảo vệ trẻ em là trách nhiệm, nghĩa vụ của gia đình, cơ quan hữu quan và xã hội. Bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt càng phải quan tâm nhiều hơn. Pháp luật nước ta quy định rất đầy đủ, rõ ràng về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phải bảo vệ và cơ chế, cấp độ bảo vệ.Vì là trẻ có hoàn cảnh đặc biệt nên chế độ chăm sóc, hỗ trợ cũng rất đặc biệt. 

Theo đó, phải bảo đảm để trẻ em thực hiện được đầy đủ quyền và bổn phận của mình; không phân biệt đối xử với trẻ em; bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em; tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em. Trong quá trình xây dựng chính sách, pháp luật tác động đến trẻ em, phải xem xét ý kiến của trẻ em và của các cơ quan, tổ chức có liên quan.