Phân biệt các hình thức vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động, thực bào và xuất bào bằng cách hoàn thành bảng theo mẫu sau:....
1. Phân biệt các hình thức vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động:
| Khái niệm | Thành phần (màng tế bào) tham gia vận chuyển | Đặc điểm chất được vận chuyển | Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ vận chuyển |
Vận chuyển thụ động | Là kiểu khuếch tán các chất từ nơi có nồng độ chất tan cao tới nơi có nồng độ chất tan thấp (xuôi chiều gradien nồng độ) và không cần tiêu tốn năng lượng. | - Lớp kép phospholipid - Các protein xuyên màng - Kênh protein xuyên màng | Các chất không phân cực và các phân tử có kích thước nhỏ | - Nồng độ chất tan - Số lượng kênh protein trên màng
|
Vận chuyển chủ động | Là kiểu vận chuyển các chất qua màng từ nơi có nồng độ chất tan thấp tới nơi có nồng độ chất tan cao (ngược chiều gradien nồng độ) và cần tiêu tốn năng lượng. | Các kênh protein vận chuyển ATP | Các phân tử có kích thước nhỏ mà không vận chuyển được qua hình thức thụ động | - Nồng độ chất tan - Số lượng kênh protein trên màng |
Thực bào và xuất bào | - Thực bào là thuật ngữ chỉ hoạt động "ăn" của tế bào - Xuất bào là hình thức vận chuyển các chất có kích thước lớn ra khỏi tế bào | Màng tế bào
| Các chất có kích thước lớn
| Năng lượng
|
+ Quá trình này diễn ra cho đến khi đạt được trạng thái cân bằng giữa hàm lượng muối bên trong và bên ngoài thực phẩm. 2. Trong thực tế, người ta sử dụng việc ướp muối để bảo quản thực phẩm vì:
+ Muối sẽ giúp rút nước trong thực phẩm: Khi chúng ta ướp muối, nồng độ chất tan bên ngoài môi trường sẽ cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào thực phẩm nên các phân tử muối di chuyển từ các khu vực có nồng độ muối cao sang các khu vực có nồng độ thấp hơn (bên trong thực phẩm) và nước sẽ đi từ trong ra.
=> Như vậy, việc ướp muối đã giúp rút nước từ bên trong thực phẩm ra bên ngoài và thay thế bằng các phân tử muối. Khi thực phẩm không còn nước và độ ẩm, các mầm bệnh truyền qua thực phẩm hầu như không thể tồn tại. Không những thế, muối ăn (hỗn hợp của các loại muối clorua của Natri, Kali,…) còn gây tác động đến các sinh vật này theo nhiều cách khác nhau.
3. Khi chẻ cuống rau muống ngâm vào nước thì các sợi rau lại cuộn tròn lại vì :
– Do môi trường bên ngoài tế bào là môi trường nhược trương, nồng chất tan thấp hơn trong té bào, nước sẽ đi vào bên trong tế bào làm tế bào trương lên nên cọng rau cũng cong lên.
– Tuy nhiên, ở rau muống, thành tế bào bên trong và bên ngoài không đều nhau, các tế bào bên ngoài có thành dày hơn các tế bào bên trong nên nước hút vào không đều nhau, vách tế bào bên trong mỏng hơn, căng lên làm rau muống chẻ cong ra bên ngoài.
4. Hiện tượng xâm nhập mặn có thể gây hậu quả nghiêm trọng khiến hàng loạt các cây trồng bị chết và không còn tiếp tục gieo trồng được những loại cây đó trên vùng đất này nữa. Vì khi bị xâm nhập mặn, nồng độ chất tan ngoài môi trường cao hơn bên trong tế bào (môi trường ưu trương) nên nước từ bên trong tế bào của cây trồng sẽ đi ra ngoài khiến cho cây bị thiếu nước.
5. Động vật và người lại dự trữ năng lượng dưới dạng glycogen mà không dự trữ dưới dạng dễ sử dụng là glucose vì:
- Ở động vật và người thường xuyên hoạt động, di chuyển nhiều, đòi hỏi nhièu năng lượng hơn do các hoạt động sống nên dự trữ năng lượng dưới dạng glicogen dễ huy động, dễ phân hủy và đây là nguồn dự trữ năng lượng ngắn hạn, tích trữ ở gan và cơ. Glicogen dễ phân giải tạo năng lượng hơn tinh bột. Tinh bột cấu trúc phân nhánh, phần trăm chất không tan trong nước nhiều nên khó sử dụng.