Nội dung chính bài Tuyên ngôn độc lập.

[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả:

Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890. Quê ở làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Người xuất thân: gia đình nhà nho yêu nước. Thủa bé học chữ Hán sau đó học chữ quốc ngữ và tiếng Pháp nên am hiểu văn hóa, văn học phương Đông và văn hóa, văn học phương Tây.

  • 1911: ra đi tìm đường cứu nước.
  • 1918 – 1922: hoạt động Cách mạng trên đất Pháp, tích cực viết báo, viết sách tuyên truyền chống chủ nghĩa thực dân và đoàn kết các dân tộc thuộc địa.
  • 1923 – 1941: chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.
  • 1942-1943: bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giam giữ ở các nhà ngục Quảng Tây, Trung Quốc.
  • 2/9/1945: đọc bản Tuyên ngôn độc lập…

Người là vị lãnh tụ vĩ đại đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn với di sản văn học quí giá. Người để lại một di sản văn học lớn lao về tầm vóc tư tưởng, phong phú về thể loại, đa dạng về phong cách.

  • Tác phẩm

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Phát xít Nhật, kẻ đang chiếm đóng nước ta đầu hàng đồng minh. Nhân dân ta giành được chính quyền trên cả nước. Ngày 26 – 8-1945, Hồ Chí Minh từ Việt Bắc về tới Hà Nội, tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người soạn thảo Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2 -9-1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lầm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam.

2. Phân tích văn bản

  • Cơ sở lí luận, nguyên lí chung của bản Tuyên ngôn

Hồ Chí Minh trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ làm tiền đề lí luận cho bản Tuyên ngôn độc lập. Việc trích dẫn thể hiện Hồ Chí Minh tôn trọng hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ bởi đó là bản tuyên thế giới thừa nhân. Sử dụng lời lẽ của người Pháp để nói về họ nhằm mở cuộc tranh luận ngầm với họ.Từ quyền dân tộc trong hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ, Hồ chí minh mở rộng ra thành quyền dân tộc thể hiện sự vận dụng khéo léo, sáng tạo và cách lập luận chặt chẽ của tác giả.

  • Tố cáo tội áo của giặc và khẳng định cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta

Vạch rõ bản chất “khai hóa” của thực dân Pháp: thực dân Pháp đã thi hành những chính sách độc ác, dã man trên đất nước ta trên tất cả mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội. Chỉ rõ tội ác của giặc: đầu hàng Nhật, khủng bố Việt Minh, giết tù chính trị của ta.Thật sự là nhân dân Việt Nam đã đứng về phe đồng minh, chống phát xít Nhật. Nhân dân ta cướp chính quyền từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp. Chỉ rõ về kết quả về cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta.

  • Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ chủ quyền dân tộc

Lời khẳng định nền độc lập nhắn gọn, đanh thép, trang trọng và đầy sức thuyết phục thể hiện lòng quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do cho dân tộc.

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học 

  • Cơ sở lí luận: Nguyên lí chung của bản Tuyên ngôn

 Người trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ làm tiền đề lí luận cho bản Tuyên ngôn độc lập:

 Tuyên ngôn độc lập của Mĩ năm 1776: “Tất cả mọi người đều có quyền mưu cầu hạnh phúc”

Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi.”

=> Hồ Chí Minh sử dụng hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ làm cơ sở lí luận để thể hiện sự tôn trọng bản tuyên ngôn độc lập của hai nước lớn, và bởi đó là những bản tuyên ngôn đã được cả thế giới công nhận. Tác gỉa rất khôn khéo khi sử dụng biện pháp nghệ thuât “gậy ông đập lưng ông”.Sử dụng lời của người Pháp để nói về họ, và hành động trái ngược với những lời lẽ trong bản tuyên ngôn của họ.

Đặt ngang hàng cuộc cách mạng và giá trị bản tuyên ngôn của nước ta với hai bản tuyên ngôn lớn của cường quốc để thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc, bản tuyên ngôn của đất nước Việt Nam cũng có giá trị như những bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ.

  => Qua đó tạo tiền đề lập luận tiếp theo

Từ quyền dân tộc trong hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ, Hồ chí minh mở rộng ra thành quyền dân tộc: “Suy rộng ra…quyền tự do”.

=> Sự vận dụng một cách khéo léo và thông minh, sáng tạo từ hai bản tuyên ngôn Pháp và Mĩ tác giả đã cách lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực giá trị của bản tuyên ngôn độc lập của nước nhà, đó là điều không ai có thể chối cãi. Hồ chí Minh đã khẳng định quyền bình đẳng, tự do của mỗi dân tộc trong đó có dân tộc Việt Nam làm nguyên lí chung cho bản tuyên ngôn.

  • Tố cáo tội áo của giặc và khẳng định cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta

Phơi bày bản chất “khai hóa” của thực dân Pháp.  Vạch trần bộ mặt xảo quyệt của thực dân Pháp - lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta.Thực dân Pháp đã thi hành những chính sách độc ác, dã man trên đất nước ta trên tất cả mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội.

Vạch trần thực chất công cuộc “bảo hộ” nước ta của thực dân Pháp: Pháp quỳ gối đầu hàng mở cửa nước ta rước Nhật, trong vòng 5 năm Pháp đã hai lần bán nước ta cho Nhật

Tác giả chỉ rõ luận điệu xảo trá, vạch rõ tội ác của giặc: đầu hàng Nhật, khủng bố Việt Minh, giết tù chính trị của ta.

Nhân dân Việt Nam ta đã đứng về phe đồng minh, chống phát xít Nhật. Từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Nhân dân ta đã nổi dậy giành chính quyền khi Nhật hàng Đồng minh.Thực chất nhân dân Việt Nam cướp chính quyền từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp nữa. Chế độ thực dân Pháp trên đất nước ta vĩnh viễn chấm dứt và xoá bỏ. Trên nguyên tắc dân tộc bình đẳng tin rằng các nước Đồng minht không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.

Hành động và kết quả của ta về cuộc đấu tranh giành độc lập:

Thực hiện kế thoát li quan hệ với Pháp, xóa bỏ hiệp ước Pháp đã kí, xóa bỏ mọi đặc quyền của Pháp.

 Kêu gọi nhân dân VN đoàn kết chống lại âm mưu của Pháp

 Bên cạnh đó tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế

Đất nước ta đã anh dũng đấu tranh để giành được độc lập. Chúng ta có quyền được hưởng sự tự do và độc lập.

  • Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ chủ quyền dân tộc

Lời khẳng định nền độc lập nhắn gọn nhưng súc tích, trang trọng và đầy sức thuyết phục:

 Nước Việt Nam có quyền được hưởng tự do và độc lập và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập =>từ khát vọng cho đến sự thật lịch sử hiển nhiên không ai có thể chối cãi. 

Nhân dân đã quyết tâm giữ vững quyền tự do, độc lập ấy => Ý chí kiên quyết bảo vệ nền độc lập, tự do cho dân tộc

3. Tổng kết

  • Nội dung

Bài viết có lập luận, lí lẽ của mình bằng việc tạo ra cơ sở pháp lí cho nền độc lập của Việt Nam nói riêng các dân tộc bị áp bức nói chung

Qua đó tố cáo tội ác của thực dân Pháp trên mảnh đất của dân tộc Việt Nam, hoàn toàn đối lập với giọng điệu xảo trá mà thực dân Pháp đã rao giảng với thế giới.

Tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước Việt Nam.

  • Nghệ thuật

Tác phẩm là áng văn mẫu mực thể hiện tài năng trong áng văn chính luận của Hồ Chí Minh với:

Lập luận chặt chẽ, sắc bén quan điểm chính trị từ đầu đến cuối bản tuyên ngôn độc lập.

Lí lẽ xuất phát từ tình yêu công lí, thái độ tôn trọng sự thật, dựa vào lẽ phải đã được nhân dân thế giới công nhận.

Dẫn chứng xác thực, với những bằng chứng đanh thép được xác nhận từ lịch sử.

Sử dung Ngôn ngữ hùng hồn cách xưng hô của Bác tạo được cảm tình gần gũi với nhân dân cả nước trong giờ phút thiêng liêng của dân tộc.

sử dụng hình ảnh được giàu sức gợi hình, giàu cảm xúc.

  • Ý nghĩa:

"Tuyên ngôn độc lập" là một áng văn chương mẫu mực thể hiện tài năng của tác giả Hồ Chí Minh. Qua đó còn thể hiện tinh thần yêu nước, quyết giành lại độc lập, tự do của dân tộc ta.