Nội dung chính bài Tức nước vỡ bờ.

[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: Ngô Tất Tố (1893- 1954): Quê quán: làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội). Ông là nhà văn xuất sắc của trào lưu văn học trước Cách mạng, thơ ông mang đậm dấu ấn hiện thực, ông thường viết cuộc sống người nông dân trong xã hội phong kiến, ở đó luôn có sự bế tắc không lối thoát
  • Đoạn trích: nằm trong chương XVIII  của tác phẩm nổi tiếng Tắt đèn (Ngô Tất Tố). Đây là tác phẩm đã tố cáo tội ác của bọn quan lại thối nát, chỉ biết ăn chơi không lo cho nhân dân.

2. Phân tích văn bản

a. Tìm hiểu tóm tắt nội dung tác phẩm và ý nghĩa nhan đề:

Tóm tắt:

Tác phẩm là bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam xoay quanh gia đình chị Dậu. Chỉ vì đóng thiếu một suất sưu cho người em trai đã mất mà anh Dậu bị bọn cai lệ bắt trói, bị đánh đập đến ngất đi như một xác chết rồi được khiêng về nhà. Sáng sớm hôm sau, khi anh Dậu còn đang cố húp bát cháo thì tên cai lệ và người nhà lí trưởng sấn sổ định bắt trói anh. Chị Dậu đã hết lời van xin nhưng bọn chúng nhất quyết không buông tha, còn chửi mắng và đánh chị. Tức nước vỡ bờ, chị vùng lên đánh ngã tên cai lệ và người nhà lí trưởng.

Ý nghĩa nhan đề:

  • Ý nghĩa nhan đề khái quát nhất của Tức nước vỡ bờ đó là: Để thoát khỏi sự tối tăm và áp bức thì không còn con đường nào khác là phải đấu tranh để thoát khỏi, để tự giải phóng.
  • Nhan đề “Tức nước vỡ bờ” do nhà biên soạn đặt, nó là một câu thành ngữ thể hiện quy luật khi nước bị dồn ứ lâu, quá đầy sẽ làm vỡ bờ ngăn. Qua câu thành ngữ này nhằm nói lên quy luật xã hội: có áp bức ắt có đấu tranh. Lấy nó làm nhan đề đoạn trích là hoàn toàn hợp lí: một mặt vừa phán ảnh đúng nội dung của tác phẩm, mặt khác nêu lên chân lí: khi con đường sống của quần chúng bị áp bức thì chỉ có con đường đấu tranh để tự giải phóng chính mình.

b. Tình thế của gia đình chị Dậu

  • Vụ thuế đang gay gắt
  • Chị phải cắn răng bán chó, bán con để lấy tiền nộp sưu cho chồng và cho cả người em chồng đã chết.
  • Không đủ tiền để nộp, Anh Dậu bị đánh tưởng chết mới tỉnh

=> Tình cảnh thê thảm, đáng thương và nguy cấp. Tai hoạ chồng chất, bản thân chị Dậu ở vào tình thế tuyệt vọng, đơn độc đối phó với lũ bất nhân.

=> Đó là người đàn bà vô cảm, lạnh lùng, độc ác thâm hiểm, hiện thân cho thành kiến cổ hủ lạc hậu, phi nhân đạo của  xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ.

c. Nhân vật chị Dậu 

Là người vợ luôn yêu thương chăm sóc chồng chu đáo: 

  • Cháo chín, múc ra bát, quạt cho chóng nguội.
  • Rón rén bưng một bát đến chỗ chồng.
  • Ngồi chờ xem chồng ăn có ngon miệng không.

=> Là người phụ nữ hiền dịu, yêu thương chồng con.

Vì sự an toàn của chồng, chị đã nhẫn nhục van xin tên cai lệ và người nhà lý trưởng:

  • run run,  thiết tha
  • xưng hô: cháu - ông

=> > Nhẫn nhục, van xin, lễ phép, cố khơi gợi từ tâm và lương tri của "ông cai".

Khi chúng đánh chị và sấn tới để trói anh Dậu, chị đã vùng lên đấu tranh, đánh ngã bọn này:

  • Không thể chịu được -> liều mình cự lại:
    • Vị thế ngang hàng: tôi - ông
    • Dùng lý lẽ: chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.
    • Khi bọn tay tiếp tục hành động ác độc và tàn nhẫn.
  • Nghiến hai hàm răng.
  • Xưng hô: mày- bà -> Tư thế đứng trên đầu kẻ thù.

=> Chuyển từ đấu lý -> đấu lực.Không thể chịu được -> liều mình cự lại

  •  Vị thế ngang hàng: tôi - ông
  • Dùng lý lẽ: chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ.

Chị Dậu là một phụ nữ lao động giàu lòng yêu thương, nhường nhịn mà cũng tiềm tàng tinh thần phản kháng mạnh mẽ:

  • Nghiến hai hàm răng.
  • Xưng hô: mày- bà -> Tư thế đứng trên đầu kẻ thù. =>Chuyển từ đấu lý -> đấu lực.
  • Chị Dậu chiến thắng, tên cai lệ ngã chỏng quèo, tên người nhà lý trưởng bị túm tóc lẳng ngã nhào.

d. Nhân vật tên cai lệ và người nhà lí trưởng

  •  Công việc của hắn là tróc nã sưu, đánh trói người là nghề của hắn.
  • Cử chỉ, hành động: sầm sập tiến vào, trợn ngược hai mắt, giật phắt cái thừng, sầm sập chạy tới, bịch mấy bịch, tát đánh bốp, sấn đến, nhảy vào.
  • Ngôn ngữ: quát, thét, chửi, mắng, hầm hè.
  • Bản chất: hung dữ, thô bạo, độc ác, tàn nhẫn,  táng tận lương tâm, không chút tính người.

=> Miêu tả, xây dựng tình huống hấp dẫn, ngôn ngữ đúng tính cách

=> Là một tên tay sai chuyên nghiệp, một thứ công cụ đắc lực của trật tự xã hội phong kiến tàn bạo.

=> Vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời.

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Tình thế của gia đình chị Dậu

  • Gia đình chị vốn là hạng cùng đinh trong làng, chạy vạy vất vả mãi mới lo được tiền sưu cho chồng, nay lại thêm tiền sưu cho người em đã mất, khiến gia đình chị càng khốn đốn hơn.
  • Chị bán cả chó, cả con mà vẫn không đủ tiền nộp sưu, giữa tình cảnh đó thì cai lệ và người nhà lí trưởng sầm sập tiến vào đòi bắt lôi anh Dậu đi. Tình cảnh hết sức khốn cùng và thảm thương.

2. Nhân vật chị Dậu 

Chị Dậu là một phụ nữ thủy chung, yêu thương chồng mình hết mực.Nhìn chồng bị đánh đấp chết đi sống lại, thương chồng, chị rón rén bưng bát cháo, động viên chồng cố ăn, chờ xem chồng ăn có ngon miệng hay không. Chị còn khốn khổ chạy vạy khắp nơi, nhưng đến lúc này chị chỉ suy nghĩ cho chồng, cho con mà không hề quan tâm đến bản thân mình. Khi cai lê đến chị hết sức van xin, khất sưu, chị hạ mình trước tên cai lệ mạt hạng để chồng không bị đánh trói. Khi mọi sự nỗ lực của chị đều bị khước từ chị sẵn sàng đứng lên đánh nhau với chúng để bảo vệ chồng.

Không dừng lại ở đó, trong phụ nữ nông dân chất phác ấy còn có sức sống tiềm tàng mãnh liệt:

  • Ban đầu chị Dậu vẫn cố "thiết tha" van xin bởi chị hiểu rằng bọn tay sai hung hãn đang nhân danh "người nhà nước" đi thi hành công vụ, còn chồng chị chỉ là kẻ cùng đinh và đang có tội cho nên chị chỉ van xin. Chị nhận rõ được thân phận người nông dân thấp cổ bé họng quen nhẫn nhục. Nhẫn nhục, van xin, lễ phép, cố khơi gợi từ tâm và lương tri của "ông cai", hạ mình bằng cách xưng hô :" ông- cháu"
  • Khi những tên lính đó vẫn tới trói anh Dậu thì chị Dậu đã vùng dậy lúc này, chị không còn sợ những tên lính này nữa, chúng tới trói chị đã mạnh mẽ nói: Chúng bay tới trói chồng ta đi tao cho chúng mày biết tay, những lời nói đó đã thể hiện sự mạnh mẽ của chị Dậu, khi bị bọn chúng dồn tới đường cùng chị đã đấu tranh cho quyền lợi của chồng mình.
  • Diễn biến tâm lí còn thay đổi qua cách xưng hô: từ cháu – ông, nhà tôi – ông, bà – mày. Cách xưng hô đanh đá tỏ ý coi thường khi đối mặt. Thể hiện thái độ căm giận ngùn ngụt. Hơn thế nữa, tình thế xoay chuyển hoàn toàn khi bọn tay sai là tên cai lệ đã không còn chút lương tâm và tính người nữa 

=> Cho thấy những tâm trạng phẫn uất, những chịu đựng bị dồn nén. Chị là người phụ nữ dịu dàng mà cứng cỏi, đầy vị tha nhưng không yếu đuối; có một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần phản kháng tiềm tàng, quyết liệt. Sức mạnh lạ lùng của chị Dậu bắt nguồn từ sức mạnh của lòng yêu thương và lòng căm hờn.=> Vạch trần bộ mặt một xã hội bất công, tàn bạo đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại 

3. Nhân vật tên cai lệ và người nhà lí trưởng

Ở làng Đông Xá, cai lệ có mặt để thúc sưu những người còn thiếu ( như anh Dậu ), nhằm tăng thêm uy lực cho bọn lý dịch để tróc nã những người nghèo chưa nộp đủ tiền sưu. Hắn là người nhân danh cho phép nước đi thi hành công vụ và thực chất hắn, là đại diện cho bộ mặt độc ác, bất nhân của những kẻ cầm quyền trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến: 

  • Hắn ta là một tên tay sai “chuyên nghiệp”, thành thạo trong việc đánh, trói, dọa nạt và cướp bóc của dân lành.
  •  Trước hết là qua lời nói, hắn dùng những lời lẽ cộc cằn, thô lỗ: “thét” “quát” “hầm hè” “nham nhảm thét”,… Thể hiện rõ ràng nhất qua hành động. Mặc dù anh Dậu đang bị ốm nặng, chị Dậu tha thiết van xin, quỳ lạy nhưng hắn vẫn sẵn sàng bắt và đánh anh Dậu
  • Người nhà lí trưởng lo lắng không dám hạ thủ trước một người ốm nặng thì chính hắn là kẻ trực tiếp ra tay. Hắn “giật phắt cái thừng” từ tay người nhà lí trưởng “chạy sầm sập đến để trói anh Dậu”. Hắn là kẻ vô nhân tính, tàn bạo. Trước sự can ngăn của chị Dậu hắn chẳng ngại ngần “bịch luôn vào ngực”, “tát vào mặt”,… ngay cả với một người phụ nữ hắn cũng sẵn sàng đánh đập. Hắn quả thật không bằng loài cầm thú.

4. Tổng kết

  • Nội dung:
    • Vạch trần bộ mặt tàn ác bất
    • nhân của xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ.
    • Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nông dân,vừa giầu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ.
  • Nghệ thuật: 
    • Tạo tình huống truyện có tính kịch tức nước vỡ bờ.
    • Kể chuyện, miêu tả  nhân vật chân thực, bình dị, sinh động (ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, tâm lí...)
  • Ý nghĩa: 
    • Tác phẩm phản ánh thực về sức phản kháng mãnh liệt chống lại áp bức của những ng­ười nông dân hiền lành chất phác.