Nội dung chính bài Thuốc Lỗ Tấn.

[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  •  Tác giả

Lỗ Tấn (1881 -1936), tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi thành Chu Thụ Nhân. Bóng dáng của ông bao trùm văn đàn văn chương Trung Quốc thế kỷ XX. Nhà thơ nổi tiếng Trung Quốc là Quách Mạt Nhược từng nói: " Trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn". Quê ông ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang miền Đông Nam Trung Quốc. 

Làm văn nghệ, ông dùng ngòi bút để phanh phui các "căn bệnh tinh thần"  của quốc dân để mọi người tìm phương thuốc chạy chữa. Toàn bộ sáng tác của ông chủ yếu là ba tập truyện ngắn, nhiều tập tạp văn (bình luận chính trị, xã hội, văn nghệ) đều tập trung phê phán các căn bệnh tinh thần khiến quốc dân mê muội, tự thỏa mãn.

  • Tác phẩm

Truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động ngũ tứ bùng nổ.

Tác phẩm nói về các căn bệnh "đớn hèn" của dân tộc Trung Hoa do nhân dân thì chìm đắm trong mê muội, lạc hậu mà những người cách mạng thì hoàn toàn xa lạ với nhân dân, nhà văn muốn cảnh báo: Người Trung Quốc cần suy nghĩ nghiêm túc về một phương thuốc để cứu dân tộc".

2. Phân tích văn bản

  •  Hình tượng thuốc – chiếc bánh bao tẩm máu người

Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu mang nhiều tầng ý nghĩa khác nhau.

Chiếc bánh bao trước hết mang ý nghĩa chính là thực phẩm đặc trưng mà người dân trung hoa ăn hằng ngày. Nhưng trong tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn, nó trở thành một vị thuốc “thần”, một vị thuốc mà khiến người ta chết nhưng con người vẫn mê tín để truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Ý nghĩa thứ hai “Chiếc bánh bao tẩm máu đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt” để gợi nhắc về bệnh u mê, lạc hậu của quần chúng và bi kịch của những chiến sĩ cách mạng tiên phong thời đó. Và tất cả những con người có mặt trong quán trà cũng suy nghĩ ấu trĩ và lầm lối như vậy. Thứ ba hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người còn là tư tưởng và con đường đi sai lầm của những người làm cách mạng tiên phong. Những người làm cách mạng quá xa rời quần chúng, không đi sâu tìm hiểu và nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của nhân dân. 

  • Hình tượng người cách mạng Hạ Du và thái độ của quần chúng

 Hình tượng Hạ Du là người cách mạng sớm giác ngộ, có lí tưởng cách mạng rõ ràng. Hạ Du là một người dũng cảm hiên ngang, dám tuyên truyền lí tưởng cách mạng với cả người cai ngục. Nhà văn tỏ thái độ trân trọng, kính phục người tù cách mạng Hạ Du nhưng cũng ngầm phê phán Hạ Du xa rời quần chúng, xa rời đến mức mẹ Hạ Du cũng không hiểu, chú Hạ Du thì coi cháu mình là "làm giặc" và đi tố giác, người dân thì lấy máu Hạ Du để chữa bệnh…Qua đó tác giả cũng muốn nói lên mối quan hệ giữa cách mạng và quần chúng. Đây là thời kỳ đầu của cách mạng khủng hoảng vì cách mạng không gần dân, xa dân quần chúng chưa được giác ngộ. Tái hiện lại hình ảnh người cách mạng cô đơn, lẻ loi không được sự ủng hộ của quần chúng. 

  • Cảnh thăm mộ trong buổi sáng mùa xuân thanh minh

Mùa xuân là mùa đâm chồi nảy lộc. Từ không gian nghệ thuật đó, chúng ta có thể thấy được suy tư lạc quan của Lỗ Tấn rằng mùa thu lá rụng nhưng mùa xuân nó lại đâm chồi nảy lộc. Cách mạng Trung Quốc giờ có thể tàn tạ nhưng rồi nó sẽ đổi khác, tiến lên và giành chiến thắng. Hình ảnh vòng hoa. Nghĩa địa có một con đường mòn ở giữa chia làm hai:Nghĩa địa người chết chém phía bên trái nghĩa địa người nghèo phía bên phải .Con đường mòn là tượng trưng cho tập quán xấu đã trở thành thói quen.Hai bà mẹ đã bước qua con đường mòn để đến gặp nhau vì đồng cảm ở tình thương con sâu sắc.

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học 

1.Tóm tắt văn bản

Tác phẩm mở đầu với cảnh lão Hoa Thuyên dốc tiền để mua chiếc bánh bao tẩm máu người chiến sĩ Hạ Du vừa bị giết để chữa bệnh lao cho thằng Thuyên, con trai lão.Thằng Thuyên ăn chiếc bánh bao tẩm máu- với sự hi vọng của vợ chồng lão Hoa Thuyên là sẽ khỏi. Mọi người trong quán trà sáng hôm đó cũng tin rằng thuốc đó sẽ chữa khỏi bệnh cho thằng Thuyên. Nhân đó họ bàn về Hạ Du, người tử tù vừa bị chém và cho anh là đồ điên. Cuối cùng chiếc bánh bao tẩm máu người đã không chữa khỏi bệnh cho thằng Thuyên. Chẳng bao lâu, thằng Thuyên chết. Kết thúc tác phẩm là cảnh bà mẹ của Hạ Du và mẹ của thằng Thuyên đi viếng mộ con vào tết thanh minh. Họ bước qua con đường ngăn cách giữa mộ những người chết chém, chết tù với mộ những người nghèo trong nghĩa địa để an ủi, chia sẻ nỗi đau của nhau. Họ rất ngạc nhiên trước vòng hoa được đặt trên mộ Hạ Du. Mẹ Hạ Du khóc và kêu oan cho Hạ Du.

2. Phân tích chi tiết văn bản

  •  Hình tượng thuốc – chiếc bánh bao tẩm máu người

Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu mang nhiều tầng ý nghĩa khác nhau.

Chiếc bánh bao trước hết mang ý nghĩa chính là thực phẩm đặc trưng mà người dân trung hoa ăn hằng ngày. Nhưng trong tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn, nó trở thành một vị thuốc “thần”, một vị thuốc mà khiến người ta chết nhưng con người vẫn mê tín để truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Ý nghĩa thứ hai “Chiếc bánh bao tẩm máu đỏ tươi, máu còn nhỏ từng giọt, từng giọt” để gợi nhắc về bệnh u mê, lạc hậu của quần chúng và bi kịch của những chiến sĩ cách mạng tiên phong thời đó. Và tất cả những con người có mặt trong quán trà cũng suy nghĩ ấu trĩ và lầm lối như vậy. Thứ ba hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người còn là tư tưởng và con đường đi sai lầm của những người làm cách mạng tiên phong. Những người làm cách mạng quá xa rời quần chúng, không đi sâu tìm hiểu và nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của nhân dân. 

Cách miêu tả chiếc bánh bao tầm máu người:

Một chiếc bánh bao nhuốm máu đỏ tươi, máu còn nhỏ tùng giọt, từng giọt.

Lão Hoa cầm gói lá xanh và chao đèn loang lổ máu, dúi vào bếp, một mùi thơm quái lạ ngập cả quán.

Một vật đen thui, một làn khói trắng bốc ra từ lớp vỏ cháy sém.

=> Tác giả miêu tả một cách chi tiết hình ảnh chiếc bánh bao nhuốm máu. Bánh bao nhỏ từng giọt máu đỏ tươi thể hiện sự mê tín, lạc hậu của người dân Trung Hoa khi tin rằng máu người có thể chữa khỏi bệnh lao.

Thái độ của mọi người trước phương thuốc chữa bệnh tẩm máu người:

Lão Hoa: để hết tinh thần vào gói bánh như nâng niu đứa con của gia đình.

Thằng Thuyên: cầm cái bánh như cầm sinh mệnh mình

Bà Hoa: ăn đi con, ăn sẽ khỏi ngay

Bác cả Khang: cam đam thế nào cũng khỏi, thứ thuốc này đặc biệt lắm.

=> Cuối cùng Thuyên vẫn chết nên đó là một thứ thuốc độc. Tác giả thể hiện thá độ phê phán bệnh mê tín, dị đoan đang dần cướp đi sinh mạng con người.

  • Hình tượng người cách mạng Hạ Du và thái độ của quần chúng

 Hình tượng Hạ Du là người cách mạng sớm giác ngộ, có lí tưởng cách mạng rõ ràng. Hạ Du là một người dũng cảm hiên ngang, dám tuyên truyền lí tưởng cách mạng với cả người cai ngục. Nhà văn tỏ thái độ trân trọng, kính phục người tù cách mạng Hạ Du nhưng cũng ngầm phê phán Hạ Du xa rời quần chúng, xa rời đến mức mẹ Hạ Du cũng không hiểu, chú Hạ Du thì coi cháu mình là "làm giặc" và đi tố giác, người dân thì lấy máu Hạ Du để chữa bệnh…Qua đó tác giả cũng muốn nói lên mối quan hệ giữa cách mạng và quần chúng. Đây là thời kỳ đầu của cách mạng khủng hoảng vì cách mạng không gần dân, xa dân quần chúng chưa được giác ngộ. Tái hiện lại hình ảnh người cách mạng cô đơn, lẻ loi không được sự ủng hộ của quần chúng. 

Hình ảnh người cách mạng Hạ Du xuất hiện gián tiếp qua câu chuyện của những người trong quán trà nhà lão Hoa.Một nhà cách mạng có nghĩa khí, có tư tưởng cách mạng tiến bộ, sẵn sáng chiến đấu vì nhân dân lao động..

Dũng cảm, hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn nhưng lại rất cô đơn, không ai hiểu và ủng hộ và coi anh là kẻ phản nghịch.

=> Hạ Du là hình ảnh cho những người cách mạng ở thời kì đầu sai lầm trong việc truyền bá xa rời quần chúng nhân dân nên thất bại. 

Thái độ của quần chúng trước cái chết của Hạ Du

Họ xem Hạ Du là giặc, là đồ quỷ sứ, thằng khốn nạn, thằng điên khùng.

Chú đem cháu ra thú để lấy tiền.

Người dân lấy máu để làm thuốc.

=> Sự vô cảm của nhân dân đối với những người làm cách mạng.

⇒ Qua hình tượng Hạ Du, Lỗ Tấn thể hiện sự đồng cảm, xót thương, trân trọng nhưng cũng lên tiếng phê phán những người làm cách mạng khi họ xa rời quần chúng, không giác ngộ cho quần chúng.

  • Cảnh thăm mộ trong buổi sáng mùa xuân thanh minh

Mùa xuân là mùa đâm chồi nảy lộc. Từ không gian nghệ thuật đó, chúng ta có thể thấy được suy tư lạc quan của Lỗ Tấn rằng mùa thu lá rụng nhưng mùa xuân nó lại đâm chồi nảy lộc. Cách mạng Trung Quốc giờ có thể tàn tạ nhưng rồi nó sẽ đổi khác, tiến lên và giành chiến thắng. Hình ảnh vòng hoa. Nghĩa địa có một con đường mòn ở giữa chia làm hai:Nghĩa địa người chết chém phía bên trái nghĩa địa người nghèo phía bên phải .Con đường mòn là tượng trưng cho tập quán xấu đã trở thành thói quen.Hai bà mẹ đã bước qua con đường mòn để đến gặp nhau vì đồng cảm ở tình thương con sâu sắc.

Thời gian nghệ thuật chuyển từ mùa thu “trảm quyết” sang mùa xuân Thanh minh cho thấy mạch suy tư lạc quan và sự tin tưởng vào tương lai tươi sáng của tác giả.

Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du:

Thể hiện tấm lòng cảm mến của Lỗ Tấn đối với cuộc đời, sự nghiệp và sự hi sinh của Hạ Du.

Thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của cách mạng Trung Quốc.

Khẳng định sẽ có người hiểu Hạ Du và sẽ có những người tiếp tục làm cách mạng, tiếp bước Hạ Du.

3. Tổng kết

  • Nội dung

Truyện phơi bày tình trạng ngu muội, vô cảm của người dân Trung Quốc trước Cách mạng Tân Hợi (1911). Tác giả đã vạch ra căn bệnh "đớn hèn" của dân tộc Trung Hoa do nhân dân thì chìm đắm trong mê muội, lạc hậu và những người cách mạng thì hoàn toàn xa lạ với nhân dân. Qua đó là lời cảnh báo: Người Trung Quốc cần suy nghĩ nghiêm túc về một phương thuốc để cứu dân tộc".

  • Nghệ thuật 

Lối viết cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Cách xây dựng nhân vật mới lạ. Cách kể chuyện theo ngôi thứ ba truyền thống nhưng nhiều đoạn đã chuyển điểm nhìn trần thuật.

  • Ý nghĩa

Lỗ Tấn là nhà văn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: nhân dân thì" ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt", còn người cách mạng thì "bôn ba trong chốn quạnh hiu".