Nội dung chính bài Số phận con người.

[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  •  Tác giả

Sô Lô khốp (1905 – 1984). Ông xuất thân trong một gia đình lao động vùng sông Đông Nga. Ông là người tích cực trong mọi hoạt động và được phong tặng nhiều danh hiệu như anh hùng lao động, viện sĩ viện hàn lâm...Ông nhận được giải thưởng như: giải thưởng lê-nin, giải thưởng quốc gia. Các tác phẩm của ông luôn phản ánh một cách chân thực cuộc sống hiện thực nước Nga.

  • Tác phẩm

Tác phẩm được viết từ khi chiến tranh thế giới kết thúc năm 1957, tinh thần dân chủ tràn ngập nước Nga. Đồng thời khi đó văn học nghệ thuật đi sâu vào thâm nhập tìm hiểu đời sống số phận con người. Tác phẩm thể hiện cái nhìn về cuộc sống và chiến tranh một cách toàn diện, chân thực. Sự đổi mới cách miêu tả  nhân vật khám phá tính cách Nga và khí phách anh hùng, nhân hậu của người lính Xô -viết.

2. Phân tích văn bản

  •  Hoàn cảnh và tâm trạng của Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a sau chiến tranh

Anh phải chịu trăm ngàn cay đắng: “Tôi đã chôn chân trên đất người... cuối cùng của tôi”. Mất vợ con, không nhà cửa, không hi vọng, không trở về quê hương. Trở thành người lang thang, ăn nhờ ở đậu, chìm trong men rượu để trốn tránh quá khứ. Chiến tranh tước đoạt của anh những gì quý giá nhất: quê hương, gia đình, niềm hi vọng của người lính. Trải qua một thời gian dài nhưng nỗi đau không nguôi ngoan, tâm trạng  anh vỡ tung, mất hồn, rơi vào nỗi đau cùng cực, âm thầm chịu đựng sống một cuộc sống như những người lao động bình thường. Tìm đến rượu để giảm và quên hết nỗi đau, anh bế tắc không giải thoát được. Những giọt nước mắt: nỗi đau không thể diễn tả bằng lời. Nỗi buồn đau, mất mát luôn im đậm trên gương mặt anh.

Bé Va- ni- e là đứa trẻ có số phận thảm thương, lang thang, không nơi lương tựa. Ba mẹ bé đều mất ở chiến tranh. Bé trở thành đứa trẻ mồ côi, luôn chờ ăn bố thí ở ngay ở hiệu giải khát, ai cho gì thì bé ăn nấy. Bé Va- ni- na và Xô-cô-lốp đều là những nạn nhân của chiến tranh.

  • Cuộc gặp gỡ giữa Xô - cô - lôp và bé Va - ni - e

Giữa lúc đang lâm vào tâm trạng đau đớn, bế tắc, cô đơn với cuộc sống của mình Xô - cô - lôp đã gặp bé Va - ni - a cũng là một nạn nhân đáng thương của chiến tranh. Bằng trái tim nhân hậu, sự đồng cảm thương xót cho số phận của bé Va- ni- e, Xô- Cô- lốp quyết đinh nhận nuôi bé, và dành tất cả tình thương mình có dành cho bé. Qua việc nhận nuôi bé Va - ni - a làm con nuôi, sự ngây thơ tin tưởng, tình cảm gắn bó quyến luyến của bé đã phần nào xoa dịu trái tim đã “suy kiệt”, “chai sạn” vì đau khổ của Xô - cô - lôp. Anh đã lại có những “niềm vui không lời nào tả xiết”, đó là niềm vui của sự ấm áp gia đình. Trở thành nơi nương tựa, che chở cho bé, điều đó đem lại cho anh niềm vui và hạnh phúc.

  • Số phận hẩm hiu của Xô-cô-lốp và niềm tin vào sức mạnh của con người Nga

Cuộc đời cô đơn, đau khổ với những khó khăn của An - đrây Xô - cô - lôp đã được miêu tả hết sức sinh động. Những khó khăn trong việc chăm sóc bé Va - ni- a. Rồi những rủi ro trong công việc như xe của anh quét nhẹ phải con bò nên anh bị tước bằng, bị mất việc. Bên cạnh đó, thể chất anh cũng yếu dần đi “trái tim tôi đã suy kiệt, đã chai sạn vì đau khổ”. Nỗi ám ảnh về một thời chiến tranh đau đớn ám ảnh anh không dứt. Anh đã và đang phải ghánh chịu những nỗi đau không gì bù đắp nổi, thời gian cũng không xoa dịu được vết thương trong lòng, chỉ làm nó càng ngày hằn sâu vào trong tim cạo cứa đến rỉ máu. Nhờ vào tấm lòng nhân hậu, lòng yêu thương con người, nhân hậu và bản lĩnh kiên cường. Anh là tiêu biểu cho số phận và vẻ đẹp tâm hồn nước Nga. Lời nhắn gửi của tác giả hàm nhiều ý nghĩa và hướng đến nhiều đối tượng: “ Cái chính ở đây là…đừng làm tổn thương trái tim em bé.”

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học 

1.Tóm tắt văn bản

Trong những năm nội chiến, Xô-cô-lốp tham gia Hồng quân. Nạn đói xảy ra, gia đình anh bị chết. Anh phải làm nhiều nghề để kiếm sống và đã xây dựng được một gia đình hạnh phúc. Chiến tranh chống phát xít bùng nổ, anh ra trận, bị bắt làm tù binh, bị tra tấn. Khi trốn thoát trở về được với Hồng quân thì anh mới biết vợ và hai con gái đã bị bom sát hại trước đó hai năm. Anh tiếp tục chiến đấu và đúng vào ngày chiến thắng, con trai của anh đã hi sinh. Sau chiến tranh, anh xuất ngũ và làm lái xe cho một đội vận tải. Gặp bé Va-ni-a (mồ côi cha mẹ), anh nhận nó làm con. Cuộc sống của anh từ đó thêm khó khăn song đã ấm áp hơn. Một lần gặp rủi ro, anh bị thu bằng lái xe. Sau sự việc đó, anh lại cùng con đến Ka-sa-rư để kiếm sống.

2. Phân tích chi tiết văn bản

  •  Hoàn cảnh và tâm trạng của Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a sau chiến tranh

Anh phải chịu trăm ngàn cay đắng: “Tôi đã chôn chân trên đất người... cuối cùng của tôi”. Mất vợ con, không nhà cửa, không hi vọng, không trở về quê hương. Trở thành người lang thang, ăn nhờ ở đậu, chìm trong men rượu để trốn tránh quá khứ. Chiến tranh tước đoạt của anh những gì quý giá nhất: quê hương, gia đình, niềm hi vọng của người lính. Trải qua một thời gian dài nhưng nỗi đau không nguôi ngoan, tâm trạng  anh vỡ tung, mất hồn, rơi vào nỗi đau cùng cực, âm thầm chịu đựng sống một cuộc sống như những người lao động bình thường. Tìm đến rượu để giảm và quên hết nỗi đau, anh bế tắc không giải thoát được. Những giọt nước mắt: nỗi đau không thể diễn tả bằng lời. Nỗi buồn đau, mất mát luôn im đậm trên gương mặt anh.

Vợ và hai cô con gái của bị bọn phát xít giết hại.

Đứa con trai niềm hi vọng cuối cùng để anh chiến đấu trở về cũng bị bắn chết vào ngày 9/5/1945.

Nỗi đau, sự mất mát quá lớn cứ bám theo anh cả trong những giấc ngủ, đến khi tỉnh giấc thì gối vẫn ướt đẫm nước mắt.

Trong công việc, gặp phải những rủi ro, luôn sống trong nỗi thất vọng, cô đơn, luôn như người mất hồn “cặp mắt buồn nguội lạnh lúc nào cũng buồn thê thảm”ngày ngày tìm đến quán rượu.

=> Số phận đầy bi kịch của người đàn ông đã từng có một gia đình hạnh phúc nay đầy mất mát, đau thương. 

Bé Va-ni-a

Là đứa trẻ có số phận thảm thương, lang thang, không nơi lương tựa. Ba mẹ bé đều mất ở chiến tranh. Bé trở thành đứa trẻ mồ côi, luôn chờ ăn bố thí ở ngay ở hiệu giải khát, ai cho gì thì bé ăn nấy. Bé Va- ni- na và Xô-cô-lốp đều là những nạn nhân của chiến tranh.

Ngoại hình:

Rách bươm xơ mướp

Mặt mũi bê bết nước dưa hấu, lem luốc, bụi bặm, bẩn như ma lem

Đầu tóc rối mù

Cặp mắt như những ngôi sao sáng

Gia cảnh của bé Va- ni- e:

Bố chết ở mặt trận

Mẹ chết trên tàu hỏa

Không quê hương, không bà con thân thiết

⇒ Bé trở thành đứa trẻ lang thang, không nơi nương tựa, sống cô độc.

  • Cuộc gặp gỡ giữa Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a

Giữa lúc đang lâm vào tâm trạng đau đớn, bế tắc, cô đơn với cuộc sống của mình Xô - cô - lôp đã gặp bé Va - ni - a cũng là một nạn nhân đáng thương của chiến tranh. Bằng trái tim nhân hậu, sự đồng cảm thương xót cho số phận của bé Va- ni- e, Xô- Cô- lốp quyết đinh nhận nuôi bé, và dành tất cả tình thương mình có dành cho bé. Qua việc nhận nuôi bé Va - ni - a làm con nuôi, sự ngây thơ tin tưởng, tình cảm gắn bó quyến luyến của bé đã phần nào xoa dịu trái tim đã “suy kiệt”, “chai sạn” vì đau khổ của Xô - cô - lôp. Anh đã lại có những “niềm vui không lời nào tả xiết”, đó là niềm vui của sự ấm áp gia đình. Trở thành nơi nương tựa, che chở cho bé, điều đó đem lại cho anh niềm vui và hạnh phúc.

Cảm thương cho số phận của Va-ni-a, Xô-cô-lốp lập tức quyết định nhận bé làm con nuôi. 

→ Xô - cô - lốp có một trái tim giàu lòng nhân ái, nhạy cảm trước nỗi đau của con người.

Sự thay đổi trong suy nghĩ và hành động của bé Va-ni-a:

Khi được Xô-cô-lốp nhận làm con, Va-ni-a vô cùng sung sướng và xúc động: nhảy chồm lên ôm cổ, hôn vào má, vào môi, vào trán, áp sát vào người, bố đi vắng thì “khóc suốt từ sáng đến tối”.Đó là sự sung sướng, ngạc nhiên và hạnh phúc. Cậu vô cùng hồn nhiên, vui vẻ, quyến luyến người bố không rời.

Sự thay đổi trong Xô-cô-lốp:

Anh đã thương cảm với số phận Va - ni - a: không cha, không mẹ, không nơi nương tựa vì thế quyết định nhận Va - ni - a là con và rồi chăm sóc chu đáo như con đẻ. Xúc động cực độ, Xô-cô-lốp không nghĩ việc anh nhận Va-ni-a làm con lại khiến cậu bé hạnh phúc tới vậy.

Anh lấy lại được niềm hy vọng trong cuộc sống, cảm nhận được sự bình an, niềm hạnh phúc và không khí gia đình dù còn đó những vất vả, vụng về trong cách chăm sóc con.

=> Chính tình yêu thương chân thành đã giúp họ cùng nhau vượt qua nỗi cô đơn và những mất mát, bi kịch của số phận mình.

  • Số phận hẩm hiu của Xô-cô-lốp và niềm tin vào sức mạnh của con người Nga

Cuộc đời cô đơn, đau khổ với những khó khăn của An - đrây Xô - cô - lôp đã được miêu tả hết sức sinh động. Những khó khăn trong việc chăm sóc bé Va - ni- a. Rồi những rủi ro trong công việc như xe của anh quét nhẹ phải con bò nên anh bị tước bằng, bị mất việc. Bên cạnh đó, thể chất anh cũng yếu dần đi “trái tim tôi đã suy kiệt, đã chai sạn vì đau khổ”. Nỗi ám ảnh về một thời chiến tranh đau đớn ám ảnh anh không dứt. Anh đã và đang phải ghánh chịu những nỗi đau không gì bù đắp nổi, thời gian cũng không xoa dịu được vết thương trong lòng, chỉ làm nó càng ngày hằn sâu vào trong tim cạo cứa đến rỉ máu.

Anh gặp khó khăn trong công việc xe anh quét nhẹ phải con bò nhưng anh bị tước bằng, bị mất việc, phải đi phiêu bạt để kiếm sống.

Thể chất anh cũng đang yếu dần đi: trái tim tôi đã rệu rã lắm rồi, có khi tự nhiên nó nhói lên, thắt lại và giữa ban ngày mà mà tối tăm mặt mũi.

Nỗi đau ám ảnh anh không dứt

=> Anh đã và đang gánh chịu những nỗi đau không gì bù đắp nổi. Anh đã cứng cỏi nuốt thầm giọt lệ để cho bé Va – ni – a không phải khóc. Để bé luôn có một cuộc sống hồn nhiên, vui vẻ.

Đoạn kết tác phẩm và niềm tin vào sức mạnh của con người Nga:

Nhờ vào tấm lòng nhân hậu, lòng yêu thương con người, nhân hậu và bản lĩnh kiên cường. Anh là tiêu biểu cho số phận và vẻ đẹp tâm hồn nước Nga. Lời nhắn gửi của tác giả hàm nhiều ý nghĩa và hướng đến nhiều đối tượng: “ Cái chính ở đây là…đừng làm tổn thương trái tim em bé.”

Qua đó tác giả bày tỏ nỗi băn khoăn lo lắng về tương lai của 2 nhân vật “Hia con người côi cút…phía trước?”Nhưng nghĩ đến tính cách con người Nga, nhà văn cũng thể hiện thái độ tin tưởng: “Thiết nghĩ…có thể đương đầu với thử thách”.

3. Tổng kết

  • Nội dung

Từ nỗi buồn của kết thúc tác phẩm tác giả khiến ta nhận ra tầm vóc vĩ đại của đất nước và con người Nga xô viết kiên cường, nhân hậu. Tác phẩm chứa đựng một nội dung sâu sắc và mang giá trị nhân văn sâu sắc: sức mạnh tinh thần, tình yêu thương có thể cứu vớt con người và nhờ nó, con người có thể vượt qua sự tàn phá, hủy diệt của chiến tranh, xây dựng cuộc sống tự do, yên bình. 

  • Nghệ thuật

Lối kể chuyện giản dị. Nhân vật được miêu tả đặc sắc, sinh động.

  • Ý nghĩa

Bài Số phận con người giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tính cách người dân Nga kiên cường và nhân ái qua bút pháp hiện thực táo bạo và nghệ thuật truyện ngắn của Sô -lô - khốp. Qua đó động viên những con người có hoàn cảnh khó khăn luôn có ý chí và nghị lực của con người có thể khắc phục được mọi gian khổ để có một cuộc sống tự do, yên bình.