Nội dung chính bài Quá trình văn học và phong cách văn học.
[toc:ul]
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm
- Quá trình văn học: sự vận động của văn học trong tổng thể. Bao gồm tất cả các tác phẩm văn học với chất lượng khác nhau, rất cả các hình thức tổn tại của văn học từ truyền miệng đến chép tay, in ấn. Bao gồm các thành tố của đời sống văn học như tác giả và người đọc, ác hình thức tổ chức hội đoàn, các hoạt động nghiên cứu, phê bình, dịch thuật.
B. Nội dung chính cụ thể
I. Quá trình văn học
1. Khái niệm quá trình văn học
- Quá trình văn học: sự vận động của văn học trong tổng thể
- Bao gồm tất cả các tác phẩm văn học với chất lượng khác nhau, rất cả các hình thức tổn tại của văn học từ truyền miệng đến chép tay, in ấn
- Bao gồm các thành tố của đời sống văn học như tác giả và người đọc, ác hình thức tổ chức hội đoàn, các hoạt động nghiên cứu, phê bình, dịch thuật,..
- Quá trình văn học luôn tuân theo những quy luật chung
- Văn học gắn bó với đời sống: thời đại nào, văn học ấy
- Văn học phát triển trong sự kết thừa và cách tân: văn học dân gian là cội nguồn của văn học viết
- Văn học của một dân tộc tồn tại, vận động trong sự bảo lưu và tiếp biến
2. Trào lưu văn học
- Hiện tượng có tính chất lịch sử, ra đời và mất đi trong một khoảng thời gian nhất định
- Là phong trào sáng tác tập hợp những tác giả, tác phẩm gần gũi nhau về cảm hứng, tư tưởng, nguyên tắc miêu tả hiện thực, tạo thành một dòng rộng lớn, có bề thế trong đời sống văn học của một dân tộc hoặc của một thời đại.
- Một trào lưu văn học có thể có nhiều khuynh hướng hoặc trường phái văn học
- Cũng có khi nền văn học của một dân tộc không có trào lưu văn học, nhưng lại có các khuynh hướng, trường phái văn học khác nhau.
Ví dụ:
Một số trào lưu văn học ở Việt Nam:
- Trào lưu lãng mạn và trào lưu hiện thực phê phán những năm 1930 - 1945 ở thế kỉ trước với phong trào thơ Mới và các tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,...
- Trào lưu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa thời kì diễn ra hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
II. Phong cách văn học
1. Khái niệm phong cách văn học
- Phong cách là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, những nét độc đáo ấy thể hiện trong tất cả các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm cụ thể
2. Những biểu hiện của phong cách văn học
- Cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá, ở giọng điệu riêng biệt của tác giả
- Sự sáng tạo các yếu tố thuộc nội dung tác phẩm: đề tài, chủ đề, các hình ảnh, nhân vật cho đến tứ thơ, triển khai cốt truyện,...
- Hệ thống các phương thức biểu hiện, các thủ pháp kĩ thuật lưu đậm cá tính sáng tạo của tác giả: sử dụng ngôn ngữ, tổ chức kết cấu, định vị thể loại, cách kể chuyện, miêu tả ngoại hình, cảm xúc...
- Sự thống nhất trong sự đa dạng của sáng tác
Ví dụ:
Phong cách nghệ thuật của Tố Hữu
- Nội dung: mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc:
- Thơ luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lón của con người cách mạng, dân tộc
- Mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập tới những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân
- Cảm hứng chủ đạo trong thơ là cảm hứng lịch sử - dân tộc, vấn đề trong thơ là vấn đề vận mệnh cộng đồng