Nội dung chính bài Nhân vật giao tiếp.

[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

 1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm

  • Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói (người viết), hoặc vai người nghe (người đọc); ở giao tiếp dạng nói, các nhân vật giao tiếp thường đổi vai và luân phiên lượt lời với nhau.
  • Những đặc điểm đó cùng với những đặc điểm riêng biệt khác của từng người (lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vốn sống, văn hoá,...) luôn luôn chi phối lời nói của họ về nội dung và hình thức ngôn ngữ.

 

B. Nội dung chính cụ thể

  • Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp xuất hiện trong vai người nói (người viết), hoặc vai người nghe (người đọc); ở giao tiếp dạng nói, các nhân vật giao tiếp thường đổi vai và luân phiên lượt lời với nhau.
  • Các nhân vật giao tiếp có thể có vị thế ngang hàng hoặc cách biệt, có thể xa lạ hay có quan hệ thân tình. Những đặc điểm đó cùng với những đặc điểm riêng biệt khác của từng người luôn luôn chi phối lời nói của họ về nội dung và hình thức ngôn ngữ.
  • Để đạt được mục đích và hiệu quả giao tiếp, mỗi nhân vật giao tiếp tuỳ thuộc vào ngữ cảnh mà lựa chọn và thực hiện một chiến lược giao tiếp phù hợp (bao gồm việc lựa chọn đề tài, nội dung, phương tiện ngôn ngữ, cách thức, thứ tự nói hoặc viết,...).

Ví dụ: Hai nhân vật giao tiếp trong đoạn trích là anh Mịch- người nông dân nghèo khổ và lí trưởng -người có chức sắc quyền thế trong làng. Vì vị thế xã hội khác nhau,và vị thế xã hội nầy chi phối các nhân vật trong mọi cử chỉ và hành động. 

  • Vị thế xã hội: anh Mịch - kẻ dưới người bị bắt đi xem đá bóng

                       lí trưởng- kẻ bề trên người thừa lệnh quan bắt người đi xem đá bóng

  • Chính vị thế đó chi phối hai nhân vật trong cử chỉ, lời nói và hành động: Anh Mịch thì giọng nài nỉ, van xin, nhún nhường (con lạy ông, van ông, cắn cỏ con lạy ông,..); trong khi đó ông lí thì hách dịch, quát (xưng hô mày tao, câu lệnh,..)