Nội dung chính bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc.
[toc:ul]
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả
Phạm Văn Đồng (1906 – 2000) là nhà chính trị, nhà ngoại giao, đồng thời cũng là giáo dục tâm huyết, nhà lí luận văn hóa, văn nghệ lớn, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
- Tác phẩm
Được viết trong dịp kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu và được đăng trên Tạp chí Văn học, số 7 – 1963.
2. Phân tích văn bản
- Đặt vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của dân tộc
Mở đầu bài biết tác giả sử dụng hình ảnh ẩn dụ “ngôi sao”;"những vì sao có ánh sáng khác thường", "con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy" để nói lên vẻ đẹp của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu không phải là hào nhoáng, bóng bẩy. Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc
- Giải quyết vấn đề
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước. Quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu là : học theo Khổng Tử, thơ văn thể hiện tư tưởng đạo đức nhân nghĩa, dùng văn học làm vũ khí chiến đấu. Ông làm sống lại phong trào kháng Pháp oanh liệt…
- Đặc sắc thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu
Phần lớn là những bài văn tế: ngợi ca những nghãi sĩ dũng cảm, cổ vũ mạnh mẽm cho cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp.
Tác phẩm Lục Vân Tiên: Là tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình chiểu và phổ biến trong dân gian mang tư tưởng gần gũi với nhân dân. Nêu được những quan điểm về hạn chế của tác phẩm
- Kết thúc vấn đề: Đời sống và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng để noi gương
Khẳng định, ngợi ca, tưởng nhớ Nguyễn Đình chiểu.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
- Đặt vấn đề: Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của nền văn học dân tộc
Tác giả đưa ra vấn đề Nguyễn Đình Chiểu nhà thơ lớn của nền văn học nghệ thuật phải được nghiên cứu và đề cao hơn.
Mở đầu tác giả đưa ra hình ảnh ẩn dụ “ngôi sao”: "những vì sao có ánh sáng khác thường", "con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy". Hình ảnh ẩn dụ sinh động để toát lên vẻ đẹp của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu không phải là vẻ đẹp rực rỡ, chói sáng mà là vẻ đẹp bình dị, phải chạm đến thưởng thức nó ta mới thấy vẻ đẹp dó.
Thế nhưng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu chưa thể toả sáng hơn trong bầu trời văn học nước nhà vì:
Vì mọi người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của Lục Vân Tiên và hiểu tác phẩm này còn thiên lệch, rất ít người biết đến thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu. Tác giả sử dụng cách đặt vấn đề rất độc đáo, nêu vấn đề, lí giải vấn đề, sử dụng nhiều biện pháp so sánh, hình ảnh giàu tính hình tượng.
- Giải quyết vấn đề: vẻ đẹp tài đức của ngôi sao sáng Nguyễn Đình Chiểu.
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước. Tác giả đưa ra những luận điểm về cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu
Đời sống và hoạt động của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương anh hùng, dùng văn chương để làm vũ khí cứu nước.
Cuộc đời và thơ văn của ông là một chiến sĩ hi sinh, phấn đấu vì sự nghiệp lớn của nước nhà. Ông sáng tác nhiều bài cổ vũ tinh thần chiến đấu khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.
Quan niệm sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu
Ông học theo tấm gương của Khổng Tử: thơ văn thể hiện thái độ rõ ràng, không đưa chung chung, thể hiện rõ quan điểm của mình.
Thơ văn thể hiện tư tưởng đạo đức nhân nghĩa
Dùng văn học làm vũ khí chiến đấu
=> Ta có thể thấy quan niệm văn chương của Nguyễn Đình Chiểu rất mới mẻ và tiến bộ.
Những sáng tác thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu được viết vào thời điểm sáng tác mang lại những dấu mốc lịch sử đặc biệt:
Hoàn cảnh lịch sử nước ta trong 20 năm trời sau năm 1860:
Đất nước ta bị thực dân Pháp xâm lược, nhà Nguyễn đầu hàng, nhân dân tự đứng lên chống Pháp nhưng bị bất bại nhanh chóng. Phạm Văn Đồng đặt những sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu trong hoàn cảnh lúc bấy giờ - ông phản ánh trung thành bản chất của giai đoạn lịch sử, làm sống lại phong trào kháng Pháp bền bỉ và oanh liệt…qua đó thơ ông còn cổ vũ tinh thần đứng lên đấu tranh của nhân dân để dành được tự do, độc lập.
- Đặc sắc thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu:
Phần lớn là những bài văn tế: ngợi ca những nghệ sĩ dũng cảm dám đứng lên than khóc cho những anh hùng thất thế, không màng tính mạng mà đứng lên đấu tranh chống lại đô hộ, cường quyền, ra đời trong thời kì khổ nhục và có tác dụng cổ vũ mạnh mẽm cho cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp.
Bài “Văn tế nghãi sĩ Cần Giuộc” là tác phẩm xây dựng hình tượng người nghĩa sĩ xuất thân từ nông dân với những phẩm chất cao đẹp của những người anh hùng thất thế thời đó. Bài “Xúc cảnh”: những đóa hoa, hòn ngọc đẹp tạo nên diện mạo phong phú cho vẻ đẹp thơ văn Nguyễn Đình chiểu.
Nghệ thuật trong bài thơ được lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, ngôn ngữ trong sáng, ngôn từ tinh tế, khéo léo...
Tác phẩm Lục Vân Tiên là tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình chiểu và phổ biến trong dân gian đã mang tư tưởng đạo đức gần gũi với nhân dân, là bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những phẩm chất đáng quý ở đời.
Bên cạnh đó tác giả cũng chỉ ra được những hạn chế của tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu:
Những luân lí mà Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi đã cũ, lỗi thời, có chỗ lời văn không hay lắm. Hạn chế không cơ bản
=> Tác giả đánh giá tác phẩm toàn diện.
- Kết thúc vấn đề: Đời sống và sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng cho cả dân tộc
Khẳng định lại một lần nữa tài năng, phẩm chất của Nguyễn Đình chiểu. Qua đó kính trọng, tưởng nhớ đến một tài năng văn chương của nước nhà.
Rút ra những bài học về mối quan hệ giữa văn học và nghệ thuật với đời sống, về sứ mệnh của người nghệ sĩ trên mặt trận văn hóa là vũ khí chiến đấu. Cách kết thúc vấn đề ngắn gọn, súc tích nhưng có ý nghĩa gợi mở, gợi sự đồng cảm trong lòng độc giả.
3. Tổng kết
- Nội dung:
Tác giả đưa ra mối quan hệ giữa thơ văn Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ, đồng thời, ca ngợi tài năng của Nguyễn Đình Chiểu – một ngôi sao sáng trong nền văn học nước nhà.
- Nghệ thuật:
Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, cách sắp xếp luận điểm rõ ràng, dễ hiểu.
- Ý nghĩa:
Thể hiện tấm lòng của người viết đối với cuộc đời cao đẹp và thơ văn có giá trị đích thực của Nguyễn Đình Chiểu. Đó cũng là tấm lòng gắn bó sâu sắc của tác giả, đối với vận mệnh đất nước và cuộc sống của nhân dân ta lúc bấy giờ.