Nội dung chính bài: Nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).

[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiên, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể
  • Những nhận xét, đánh gái về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện và tính cách, số phận nhân vật, và nghệ thuật trong tác phẩm được ngưới viết phát hiện và khái quát
  • Các nhận xét đánh gái của truyện phải được xuất phát từ những ý nghĩa của cốt truyện ( hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn có sự luận cứ và lập luận thuyết phục
  • Bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích) cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chính xác, gợi cảm

B. Nội dung chính cụ thể

1. Tìm hiểu nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích)

  • Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.
  • Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát
  • Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.
  • Bài nghị luận về tác phẩm truyện cần có bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác, gợi cảm.
  • Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện
    • Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình
    • Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực
    • Kết bài: Nêu nhận định, đánh gái chung của mình về tác phẩm truyện
  • Triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện cảm xúc, ý kiến riêng của người viết

2. Ví dụ một vài đề văn nghị luận về tác phẩm như:

Ví dụ 1: 

Đề bài: Khi bàn đến ngôn ngữ Truyện Kiều, Hoài Thanh có viết: "Người đọc xưa nay vẫn xem Truyện Kiều như một hòn ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi, thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ gần như không một lần lỡ nhịp ngang cung".

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Dựa vào "Truyện Kiều" hãy làm rõ tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du và lý giải vì sao Nguyễn Du có được những thành tựu ấy.

Ví dụ 2: Nghị luận văn học về bài Lặng lẽ Sa Pa.