Nội dung chính bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

 1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm

  • Đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: về văn học sử, lí luận văn học, về tác phẩm văn học….
  • Việc nghị luận về một ý kiến bàn về văn học thường tập trung vào việc giải thích, nếu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống.

B. Nội dung chính cụ thể

1. Đối tượng nghị luận về một ý kiến bàn về văn học rất đa dạng: về văn học sử, lí luận văn học, về tác phẩm văn học….
2. Việc nghị luận về một ý kiến bàn về văn học thường tập trung vào việc giải thích, nếu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống.

3. Cách làm dạng bài

 Mở bài: 

  • Dẫn dắt vấn đề.
  • Nêu xuất xứ và trích dẫn ý kiến.
  • Giới hạn phạm vi tư liệu.

Thân bài: 

  • Giải thích, làm rõ vấn đề:
    • Giải thích, cắt nghĩa các từ, cụm từ có nghĩa khái quát hoặc hàm ẩn trong đề bài. Để tạo chất văn, gây hứng thú cho người viết, những đề văn thường có cách diễn đạt ấn tượng, làm lạ hóa những vấn đề quen thuộc. 
    • Giải thích, làm rõ nội dung của vấn đề cần bàn luận. Thường trả lời các câu hỏi: Ý kiến trên đề cập đến vấn đề gì? Câu nói ất có ý nghĩa như thế nào?
  • Bàn bạc, khẳng định vấn đề. 
    • Khẳng định ý kiến đó đúng hay sai? Mức độ đúng sai như thế nào?
    • Lí giải tại sao lại nhận xét như thế? Căn cứ vào đâu để có thể khẳng định được như vậy?
    • Điều đó được thể hiện cụ thể như thế nào trong tác phẩm, trong văn học và trong cuộc sống?
  • Mở rộng, nâng cao, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đó với cuộc sống, với văn học.

Kết bài:

  • Khẳng định lại tính chất đúng đắn của vấn đề.
  • Rút ra những điều đáng ghi nhớ và tâm niệm cho bản thân từ vấn đề.

Ví dụ: Bình luận ý kiến sau đây của nhà văn Thạch Lam về văn chương: Văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn.