Nội dung chính bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

 1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm

  • Đối tượng của bài nghị luận về thơ rất đa dạng (một bài thơ, một đoạn thơ, hình tượng thơ, …). Với kiểu bài này, cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ, … của bài thơ, đoạn thơ đó.

B. Nội dung chính cụ thể

  • Đối tượng của bài nghị luận về thơ rất đa dạng (một bài thơ, một đoạn thơ, hình tượng thơ, …). Với kiểu bài này, cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ, … của bài thơ đó.
  • Bài viết thường có các nội dung sau:
    • Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ.
    • Bàn về những giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ.
    • Đánh giá chung về bài thơ, đoạn thơ.

Ví dụ: Phân tích đoạn thơ trong bài Tràng giang của Huy Cận:

Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Hai câu đầu sử dụng niện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tác giả không viết về “núi cao", “mây bạc", mà viết “mây cao", “núi bạc". Đó là cách làm lộn dòng cảm giác khiến người đọc choáng ngợp... Động từ “đùn" tạo ra một ấn tượng mạnh mẽ. Cánh chim chiều hôm mang theo nắng chiều sa xuống mặt sông. Hình ảnh cánh chim chiều hôm gợi nỗi nhớ nhà và cái buồn cô liêu của người lữ khách (so sánh).

Hai câu sau thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê dâng ngập lòng người (tựa như con sóng bao phủ dòng sông). Đó là nỗi khát khao tìm một chỗ dựa cho tâm hồn cô đơn, trống trải (nó không phải là nỗi nhớ nhà thông thường của một người xa quê).

Nghệ thuật dùng từ láy âm “dợn dợn” lấy cái không có ở ngoại cảnh (không khói hoàng hôn) để nói cái có ở lòng người.