Nội dung chính bài: Nghị luận trong văn bản tự sự.
[toc:ul]
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
Trong văn bản tự sự, để người đọc (người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết (người kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét, cùng những lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.
B. Nội dung chính cụ thể
I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
Nghị luận là nêu lí lẽ, dẫn chứng để bảo vệ một quan điểm, tư tưởng (luận điểm) nào đó.
Trong văn bản tự sự, để người đọc (người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, ngưòi viết (người kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét, cùng những lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, làm cho câu chuyện mang tính triết lí.
Cách nhận diện dấu hiệu và đặc điểm của nghị luận trong văn bản tự sự.
- Nghị luận thực chất là các cuộc đối thoại, trong đó người viết nêu lên những nhận xét, phán đoán, lí lẽ nhằm thuyết phục người nghe, người đọc về một vấn đề, một quan điểm, tư tưởng… nào đó.
- Trong văn bản nghị luận, người viết ít dùng câu văn miêu tả, câu trần thuật mà thường dùng câu khẳng định, câu phủ định, câu ghép có cặp từ hô ứng: nếu… thì; không những… mà còn; càng… càng; vì thế… cho nên;…
Trong văn nghị luận, người viết thưòng dùng các từ lập luận: tại sao, thật vậy, tuy thế; trước hết,…
VD1: Trong truyện “Lão Hạc” của Nam Cao, những câu văn, đoạn văn sau đây hàm chứa yếu tố nghị luận nói lên những suy ngẫm sâu sắc, những triết lí về những đau khổ của kiếp người bần cùng:
"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm hiếu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận”.
VD2:Trích từ tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, đoạn Kiều báo ăn báo oán. Đây là cuộc đốì thoại giữa Thuý Kiều và Hoạn Thư, với hình thức giông như một phiên toà, trong đó, Thuý Kiều là quan toà buộc tội, Hoạn Thư là bị cáo. Trong “phiên toà” này, mỗi bên đều có những lí lẽ, dẫn chứng… có sức thuyết phục đối với mọi người:
Đàn bà dễ có mấy tay,
Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.
Sau những lời chào mỉa mai là những lời đay nghiến của nàng đối với Hoạn Thư: xưa nay đàn bà có mấy ai mà lại ghê gốm, cay nghiệt như Hoạn Thư, và càng cay nghiệt lắm thì càng chuốc lấy vào mình nhiều oan trái.