Nội dung chính bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
[toc:ul]
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.
- Trong văn tự sự, rất ít khi tác giả chỉ thuần kể người, kể việc (kể chuyện) mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.
B. Nội dung chính cụ thể
1. Sự kết hợp giữa kể, tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
- Miêu tả là tái hiện sự vật, làm cho sự vật hiện lên sinh động với những chi tiết về hình dáng, kích thước, khối lượng, màu sắc, âm thanh... như nó vốn có trong cuộc sống để người đọc (người nghe) như được nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy... đối tượng miêu tả một cách cụ thể, sinh động.
- Biểu cảm là biểu lộ cảm xúc, tư tưởng, tình cảm, thái độ... trước một đối tượng nhất định (cảnh vật, con người, những vấn đề trong cuộc sống, những hình tượng nghệ thuật).
- Trong văn tự sự, rất ít khi tác giả chỉ thuần kể người, kể việc (kể chuyện) mà khi kể thường đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm:
- Miêu tả trong văn bản tự sự là yếu tố phụ, là phương tiện giúp cho câu chuyện diễn ra sinh động, miêu tả không phải là mục đích chính của văn bản tự sự.
- Biểu cảm trong văn tự sự cũng là yếu tố phụ, không phải mục đích chính, tuy nhiên nó là phương tiện giúp cho văn bản tự sự có được chiều sâu của cảm xúc.
2. Ví dụ minh họa:
Cô bé bán diêm - An-đéc-xen
- Thật là dễ chịu! (yếu tố biểu cảm). Đôi bàn tay em hơ trên ngọn lửa; bên tay cầm diêm, ngón cái nóng bỏng lên (yếu tố tả). Chà! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao! (yếu tố kể và biểu cảm)”.