Nội dung chính bài: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
  • Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả ý nghĩa, cảm xúc, tình cảm của nhân vật, cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục,... của nhân vật. 

B. Nội dung chính cụ thể

1. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự

  • Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. ...Giữa miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm có mối quan hệ .với nhau. Nhiều khi từ việc miêu tả bên ngoài mà người viết cho ta thấy được tâm trạng bên trong của nhân vật. Và ngược lại, từ việc miêu tả tâm trạng nhân vật người đọc hình dung được hình thức bên ngoài.
  • Có hai cách miêu tả nội tâm nhân vật:
    • Miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật.
    • Miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục... của nhân vật.

Ví dụ: Trong đoạn văn trích trong tác phẩm Lão Hạc, Nam Cao đã miêu tả một cách đầy đủ tâm trạng của lão Hạc thông qua việc miêu tả nét mặt, cử chỉ của lão: mặt co rúm lại, những vết nhăn xô lại với nhau, đầu nghẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít. Điều này thể hiện tâm trạng đau đớn, dằn vặt, khổ tâm của lão.