Nội dung chính bài Hồn Trương Ba da hàng thịt.

[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  •  Tác giả

Lưu Quang Vũ (1948-1988) quê gốc ở Đà Nẵng nhưng sinh tại Phú Thọ. Ông sinh ra trong gia đình tri thức, cha là nhà viết kịch nổi tiếng Lưu Quang Thuận. Tình yêu chính là khơi nguồn cho tâm hồn và hạnh phúc gia đình với nữ sĩ Xuân Quỳnh đã tiếp thêm cho Lưu Quang Vũ một nguồn năng lượng mới trong sáng tác của mình. Lưu Quang Vũ trở thành hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch, được đánh giá là một nhà soạn kịch tài năng nhất của Việt Nam. Không chỉ viết kịch mà ông còn làm thơ. Lưu Quang Vũ qua đời trong khi tài năng đang độ chín, cả gia đình ông đều bị cướp đi tính mạng trong một vụ tai nạn xe.

  • Tác phẩm 
Hoàn cảnh sáng tác: vở kịch "Hồn Trương Ba da hàng thịt" được Lưu Quang Vũ viết vào băn 1981 công diễn lần đầu tiên năm 1984.
Đoạn trích nằm ở cảnh 7 của đoạn kịch. Đây cũng là đoạn kết của vở kịch , đồng thời là lúc xung đột tâm hồn được đẩy lên đỉnh điểm.
 
2. Phân tích văn bản
  • Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt

Trước khi diễn ra cuộc đối thoại giữa hồn và xác, nhà viết kịch đã để cho hồn Trương Ba "ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy" với một lời độc thoại đầy khẩn thiết: "Không, không! Tôi không muốn sống như thế này mãi!. Hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng đau khổ những câu cảm thán dồn dập cùng với cái ước nguyện  rằng không thể nào thoát ra khỏi thân xác mà hồn ghê tởm. Ông nhận ra mình không còn là mình nữa. Ông Trương Ba được mọi người kính trọng đã chết rồi. Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàm. Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối lí, bởi xác nói những điều mà dù muốn hay không muốn thì hồn vẫn phải thừa nhận hồn đã dần bị xác xâm chiếm. Qua đó ta thấy hình ảnh của Trương Ba và Xác hàng thịt như muốn để lại một ý nghĩa giáo dục sâu sắc không nên hoán đổi thể xác và trú ngụ vào những nơi không phải là của mình. Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là minh, sống trọn vẹn với những gì mình có và theo đuổi nó còn quý giá hơn. 

  • Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình

Hồn Trương Ba cho rằng mình vẫn có một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch và thẳng thắn. Thế nhưng gia đình ông cũng nhận ra sự thay đổi của Trương Ba và dần dần xa lánh ông. Ngay cả những người yêu thương ông nhất cũng thấy ông khác lạ, và ông đâu còn là ông nữa. Người vợ mà ông rất mực thương yêu giờ đây buồn bã và cứ nhất quyết đòi bỏ đi. Cái Gái, cháu ông lúc trước hết mực yêu thương ông bây giờ nó một mực khước từ tình thân (Tôi không phải là cháu ông. Ông nội tôi chết rồi). Người con dâu là người sâu sắc, chín chắc, hiểu điều hơn lẽ thiệt. Chị cảm thấy thương bố chồng trong tình cảnh trớ trêu. Chị biết ông khổ lắm "khổ hơn xưa nhiều lắm". Thế nhưng vì nỗi đau trước cảnh gia đình "như sắp tan hoang ra cả" khiến chị không thể bấm bụng mà đau, chị cũng phải nói rằng Trương Ba thực sự đã thay đổi, không còn là Trương Ba của ngày xưa nữa. Sau tất cả những đối thoại ấy đã khiến hồn Trương Ba không thể chịu nổi. Nỗi cay đắng với bản thân mình cứ lớn dần.

  • Cuộc đối thoại giữa Trương Ba với Đế Thích và quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba

Quan niệm sống của Trương Ba và Đế Thích rất khác nhau, Trương Ba thì cho rằng mượn thân xác của người khác để trú ngụ là một điều sai trái, sống trong người khác làm cho bản tính của ta sẽ bị mờ nhạt đi, còn Đế Thích thì lại cho rằng mượn thân xác để sống cũng là điều bình thường, chỉ cần được sống là tốt. Cuộc trò chuyện giữa hồn Trương Ba và Đế Thích trở thành nơi tác giả gửi gắm những quan niệm về về lẽ sống và cái chết, về niềm hạnh phúc của tâm hồn hay thể xác. Hai lời thoại của hồn trong cảnh này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. "Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông không cần biết". Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi.

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học 

1.Tóm tắt văn bản

Truyền kể người đàn ông Trương Ba, gần 60 tuổi - là một người làm vườn tốt bụng, đặc biệt rất chơi cờ rất giỏi. Do làm việc tắc trách, dưới âm phủ Nam Tào gạch bừa tên Trương Ba, khiến ông phải chết oan. Vợ Trương Ba lên Thiên đình kiện. Để sửa sai, Nam Tào cho hồn Trương Ba nhập vào thể xác hàng thịt ở làng bên vừa mới chết, mới ngoài 30 tuổi, để được sống lại. Linh hồn Trương Ba trú nhờ thể xác hàng thịt ông gặp rất nhiều phiền toái: lí trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, gia đình Trương Ba ngày càng rối bời. Sống bằng thân xác hàng thịt, Trương Ba dần đánh mất tâm hồn thanh cao khi xưa, dần dà tiêm nhiễm một số thói xấu và những nhu cầu vốn xa lạ với ông. Chị hàng thịt đòi hỏi Trương Ba phải là người đàn ông thực sự của chị. Lí trưởng nhân đấy sách nhiễu vòi tiền, con trai Trương Ba ngày càng coi thường bố. Ngược lại, vợ, con dâu, cháu nội Trương Ba dần dần xa lánh ông. Trước nghịch cảnh ấy, Trương Ba quyết định trả lại thân xác cho hàng thịt, cũng không chấp nhận nhập vào xác cu Tị mà chọn cái chết để giữ nguyên tâm hồn thanh cao, lương thiện của mình.

2. Phân tích chi tiết văn bản

  • Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt

Trước khi diễn ra cuộc đối thoại giữa hồn và xác, nhà viết kịch đã để cho hồn Trương Ba "ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy" với một lời độc thoại đầy khẩn thiết: "Không, không! Tôi không muốn sống như thế này mãi!. Hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng đau khổ những câu cảm thán dồn dập cùng với cái ước nguyện  rằng không thể nào thoát ra khỏi thân xác mà hồn ghê tởm. Ông nhận ra mình không còn là mình nữa. Ông Trương Ba được mọi người kính trọng đã chết rồi. Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàm. Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối lí, bởi xác nói những điều mà dù muốn hay không muốn thì hồn vẫn phải thừa nhận hồn đã dần bị xác xâm chiếm. Qua đó ta thấy hình ảnh của Trương Ba và Xác hàng thịt như muốn để lại một ý nghĩa giáo dục sâu sắc không nên hoán đổi thể xác và trú ngụ vào những nơi không phải là của mình. Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là minh, sống trọn vẹn với những gì mình có và theo đuổi nó còn quý giá hơn. 

Hồn Trương Ba đoạn đối thoại với xác anh hàng thịt

Cho rằng mình vẫn có một đời sống nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn.

Xem xác chỉ là cái vỏ bên ngoài, âm u, đui mù, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc, nếu có thì chỉ là những thứ thấp kém. Hồn Trương Ba phủ nhận vai trò của xác anh hàng thịt.

Hồn Trương Ba với thái độ: lúc đầu quả quyết, mạnh mẽ để bác bỏ lời lẽ của xác hàng thịt sau đó chuyển sang ấp úng, bịt tai lại, tuyệt vọng không muốn nghe.

Xác anh hàng thịt trong đoạn đối thoại

Cho rằng hồn Trương Ba không thể tách khỏi xác anh hàng thịt, mọi việc làm, hành động của hồn Trương Ba đều chịu sự chi phối của xác anh hàng thịt.

Thái độ của xác anh hàng thịt từ giễu cợt sang quả quyết, mạnh mẽ, lấn át và cuối cùng là thắng thế.

Cuối cùng phần thắng thuộc về xác anh hàng thịt.

=> Đoạn hội thoại như là một cuộc đấu tranh giữa phần con và phần người, giữa đạo đức và tội lỗi, giữa khát vọng và dục vọng, giữa tâm hồn thanh khiết và những ham muốn tầm thường.

  • Cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và những người thân trong gia đình

Hồn Trương Ba cho rằng mình vẫn có một đời sống riêng, nguyên vẹn, trong sạch và thẳng thắn. Thế nhưng gia đình ông cũng nhận ra sự thay đổi của Trương Ba và dần dần xa lánh ông. Ngay cả những người yêu thương ông nhất cũng thấy ông khác lạ, và ông đâu còn là ông nữa. Người vợ mà ông rất mực thương yêu giờ đây buồn bã và cứ nhất quyết đòi bỏ đi. Cái Gái, cháu ông lúc trước hết mực yêu thương ông bây giờ nó một mực khước từ tình thân (Tôi không phải là cháu ông. Ông nội tôi chết rồi). Người con dâu là người sâu sắc, chín chắc, hiểu điều hơn lẽ thiệt. Chị cảm thấy thương bố chồng trong tình cảnh trớ trêu. Chị biết ông khổ lắm "khổ hơn xưa nhiều lắm". Thế nhưng vì nỗi đau trước cảnh gia đình "như sắp tan hoang ra cả" khiến chị không thể bấm bụng mà đau, chị cũng phải nói rằng Trương Ba thực sự đã thay đổi, không còn là Trương Ba của ngày xưa nữa. Sau tất cả những đối thoại ấy đã khiến hồn Trương Ba không thể chịu nổi. Nỗi cay đắng với bản thân mình cứ lớn dần.

Những người thân trong gia đình:

Vợ Trương Ba: đau đớn, khóc lóc, đòi bỏ đi khi nhận ra Trương Ba không còn là Trương Ba của ngày xưa, “ông đâu còn là ông”.

Cháu gái thì giận dữ, phản đối quyết liệt, cho rằng ông mình đã chết thay vào đó là một Trương ba vô cùng vụng về, thô lỗ, phũ phàng. (Tôi không phải là cháu ông. Ông nội tôi chết rồi). Nó không thể chấp nhận cái con người có "bàn tay giết lợn", bàn chân "tò bè như cái xẻng" đã làm "gãy tiệt cái chồi non", "giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm" trong mảnh vườn của ông nội nó. 

 Con dâu là người sâu sắc biết cảm thông, chia sẻ và yêu thương với ông nhưng vẫn thấy không còn nhận ra Trương Ba của trước đây nữa. Thầy bảo con: cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy... mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần,...

=> Mỗi người trong gia đình  ở một vị trí, giọng điệu riêng, một thái độ khác nhau nhưng đều có điểm chung là thấy Trương Ba đã thay đổi, không còn nguyên vẹn, trong sạch, ngay thẳng .

Kết quả: Những thay đổi này người thân Trương Ba phải chứng kiến và chịu đựng. Chính Trương Ba cũng không còn nhận ra chính mình nữa, ông rất đau khổ nhưng sự thật không thể thay đổi, thể xác đã lấn chiếm tâm hồn. Trương Ba vỡ lẽ, nhận ra sự thay đổi của bản thân và sự lấn át của phần xác đối với phần hồn trong ông.

=> Mâu thuẫn kịch đã lên đến đỉnh điểm.

  • Cuộc đối thoại giữa Trương Ba với Đế Thích và quyết định cuối cùng của hồn Trương Ba

 Quan niệm sống của Trương Ba và Đế Thích rất khác nhau, Trương Ba thì cho rằng mượn thân xác của người khác để trú ngụ là một điều sai trái, sống trong người khác làm cho bản tính của ta sẽ bị mờ nhạt đi, còn Đế Thích thì lại cho rằng mượn thân xác để sống cũng là điều bình thường, chỉ cần được sống là tốt. Cuộc trò chuyện giữa hồn Trương Ba và Đế Thích trở thành nơi tác giả gửi gắm những quan niệm về về lẽ sống và cái chết, về niềm hạnh phúc của tâm hồn hay thể xác. Hai lời thoại của hồn trong cảnh này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. "Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông không cần biết". Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hòa Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục, tội lỗi.

Sự giác ngộ về ý thức:

Lời của Trương Ba với Đế Thích: Không được bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.

Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết.

Không thể sống với bất cứ giá nào được.

Và sống nhờ vào đồ đạc, của cải của người khác đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ vào anh hàng thịt

Có những cái giá quá đắt, không thể trả đượ tôi muốn tâm hồn tôi lại trở lại thanh thản, trong sáng như xưa.

=> Những lời thoại của hồn Trương Ba với Đế Thích chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy bi hài của mình, thấm thía nỗi đau khổ ngày càng lên đến đỉnh điểm giữa hồn và xác, đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát cho tâm hồn trở lại trong sạch như xưa. Con người sống cần có sự hài hào giữa thể xác và tâm hồn, cần được sống là chính mình và cần phải sống có ý nghĩa.

Hành động mang tính bước ngoặt của Trương Ba:

Trả lại xác cho anh hàng thịt còn Trương Ba sẽ chết

Phép thử của Đế Thích (Trương Ba nhập vào xác cu Tị): Trương Ba đã để cho cu Tị sống còn mình thì lựa chọn cái chết.

=> Đó là một quyết định đầy khó khăn nhưng hết sức đúng đắn để giải cứu tâm hồn của Trương Ba.

Cách kết thúc vở kịch:

Đoạn kết có ý nghĩa rất to lớn nó có tác dụng thúc đẩy ý chí nhận thức của con người về cách sống để tránh làm cho tâm hồn của mình bị tổn thương, không hoán đổi thân xác và sống nhờ vào thân xác của người khác. Sống thực sự cho ra sống quả là một điều không hề dễ dàng. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là chính mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Được sống làm người quý giá thật nhưng được sống đúng mình, sống trọn vẹn những giá trị tâm hồn mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn.

3. Tổng kết

  • Nội dung

Qua đoạn trích của vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang Vũ muốn gửi tới bạn đọc những thông điệp về con người và niềm hạnh phúc trong cuộc sống: Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Bên cạnh đó con người phải luôn luôn biết dấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, giữa nhưng dung tục của thế xác để hoàn thiện nhân cách tâm hồn.

  • Nghệ thuật

Xây dựng tình huống truyện kịch đầy căng thẳng đạt đến cao trào rồi giải quyết mẫu thuẫn một cách logic, thỏa đáng.
Xây dựng đối thoại, độc thoại sắc nét, đặc biệt là thế giới nội tâm nhân vật qua đó còn giúp cho người đọc, người xem suy ngẫm về những triết lí được gửi gắm trong mỗi câu thoại của các nhân vật.
Có kết hợp giữa những vấn đề thời sự và vấn đề muôn thuở: Đó là lối sống giả dối của con người hiện đại, giữa những dục vọng thấp hèn với những khát khao của con người.
  • Ý nghĩa
Đoạn trích lớp kịch cho ta những cảm nhận sâu sắc về ý nghĩa cuộc sống: con người đang có nguy cơ chạy theo ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. Sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên và sự hài hòa giữa thể xác lẫn tâm hồn. Con người phải luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách.