Nội dung chính bài: Hành động nói.

[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định.
  • Người ta thuường dựa vào mục đích cùa hành động nói để đặt tên cho nó. Những kiểu hành động nói thường gặp là hỏi, báo cáo (kể, tả, trình bày, báo tin, nêu ý kiến, dự đoán,...) điều khiển, ( cầu khiến, đe dọa thách thức,...),  hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.

B. Nội dung chính cụ thể

1. Hành động nói là?

  • Nói là một loại hành động. Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nói. Cũng giống như mọi hành động khác, hành động nói bao giờ cũng nhằm đạt tới mục đích nhất định. Chúng ta có thể sử dụng nhiều kiểu câu đã học để thực hiện cùng một hành động nói.
  • Ví dụ: Dần buông chị ra, đi con!– hành động cầu khiến của chị Dậu nói với cái Dần buông chị ra.

2. Một số kiểu hành động nói thường gặp

Mục đích nổi bật nhất của một hành động nói, chúng ta có thể chia hành động nói ra thành một số kiểu thường gặp sau đây trong hoạt động giao tiếp :

  • Hành động hỏi.
  • Hành động điều khiển.
  • Hành động hứa hẹn.
  • Hành động trình bày.
  • Hành động bộc lộ cảm xúc

VD: Trong tác phẩm “Thạch Sanh”, mỗi câu nói của Lý Thông đều mang một mục đích nhất định.

  • Hành động nói đe dọa của Lý Thông đối với Thạch Sanh: “Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết”
  • Hành động cầu khiến, Lý Thông yêu cầu Thạch Sanh phải trốn ngay đi:” Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng, em hãy trốn ngay đi”
  • Hành động hứa hẹn sẽ lo liệu mọi chuyện cho Thạch Sanh của Lý Thông: “Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu”