Nội dung chính bài: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự.
  • Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng).
  • Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng; còn khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm.

B. Nội dung chính cụ thể

1. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

  • Đối thoai là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt câu là một gạch đầu dòng).
  • Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói có gạch đầu dòng; còn khi không nói thành lời thì không có gạch đầu dòng. Trường hợp không có gạch đầu dòng trước lời nói gọi là độc thoại nội tâm.
  • Độc thoại nội tâm là phát ngôn của nhân vật nói với chính bản thân, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong; kiểu độc thoại thầm, mô phỏng hoạt động suy nghĩ, xúc cảm của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó. Thủ pháp này được sử dụng rộng rãi trong văn học, sân khấu.

So sánh điểm giống và khác nhau giữa độc thoại và độc thoại nội tâm

  • Giống: Đều là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc ai đó trong tưởng tượng.
  • Khác:
    • Độc thoại:
      • Nói thành lời
      • Câu nói có gạch đầu dòng.
    • Độc thoại nội tâm:
      • Nói không thành lời. Tức là phát ngôn của nhân vật nói với chính bản thân, trực tiếp phản ánh quá trình tâm lý bên trong ( suy nghĩ).
      • Không có gạch đầu dòng.

Ví dụ 1: Hôm nay lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

- Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

- Cụ bán rồi?

- Bán rồi. Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ . Nhưng trông lão cười như mếu và dôi mắt lão ầng ậc nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc.

 (Nam Cao)

=> Đây là cuộc đối thoại. Dấu hiệu cho thấy điều đó là vì có hai lượt lời qua lại. Nội dung nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện và hình thức thể hiện trong đoạn văn là hai gạch đầu dòng.

Ví dụ 2: 

Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ la người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chín đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu?

 (Nam Cao)

=> Nội dung lời nói không hướng tới một người tiếp chuyện cụ thể nào cả mà chỉ là những suy nghĩ trong lòng của ông giáo.