Nội dung chính bài Cô bé bán diêm.

[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Giới thiệu chung

  • Tác giả: An-đéc-xen (1805-1875) là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng chuyên viết truyện cho thiếu nhi. Ông có thể dựa theo những câu chuyện cổ tích được lưu truyền trong dân gian để viết lại, nhưng cũng nhiều truyện ông tự sáng tác mới hoàn toàn.  
  • Tác phẩm: được viết vào năm 1845, khi tên tuổi của tác giả lừng danh thế giới với trên 20 năm cầm bút

2. Phân tích tác phẩm

a. Tìm hiểu tóm tắt nội dung tác phẩm

 

 

  • Vào một đêm giao thừa, ngoài đường phố lạnh giá xuất hiện một em bé ngồi nép trong một góc tường, rét buốt nhưng không dám về nhà vì sợ bố đánh bởi em chưa bán được bao diêm nào. Em quyết định quẹt một que diêm để sưởi ấm. Lần quẹt thứ nhất em thấy ánh lửa của lò sửa, lần quẹt thứ hai thấy bàn ăn có ngỗng quay, lần quẹt thứ ba thấy cây thông nô en, lần quẹt thứ tư thấy bà hiện về. Em quẹt hết những que diêm còn lại hai bà cháu bay về chầu thượng đế. Buổi sáng mồng một đầu năm người ta thấy thi thể của em bé giữa những bao diêm. Và không ai biết được những diệu kỳ diệu em bé đã thấy.

b. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm:

*Gia cảnh

  • Mồ côi mẹ, bà nội hiền hậu cũng đã mất, gia sản tiêu tán.
  • Sống với cha trong một xó tối tăm.
  • Luôn bị mắng nhiếc chửi rủa.
  • Phải đi bán diêm để kiếm sống.

=> Thật tội nghiệp, đáng thương, thiếu vắng tình thương yêu, sự chia sẻ.

*Trong đêm giao thừa

  • Đêm khuya, gần giao thừa.
  • Trời rét mướt

=> Thời gian, không gian rất đặc biệt.

=>Sử dụng các hình ảnh tương phản (đối lập) đặt gần nhau.

  • Tương phản giữa:
    • Cảnh sum họp đầm ấm, sung túc trong các nhà > <  Cảnh đơn độc, đói rét, thiếu thốn về vật chất và tinh thần của em bé.

 

=>Tình cảnh thật khổ cực tội nghiệp, đáng thương: Cô độc, đói rét, bị đày ải mà không được ai đoái hoài.

c. Thực tại và mộng tưởng của cô bé bán diêm qua các lần quẹt diêm.

  • Lần 1 quẹt diêm: Em mộng tưởng ra ngôi nhà có lò sưởi⇒ thể hiện mong ước được sưởi ấm
  • Lần 2 quẹt diêm: Em mộng tưởng thấy căn phòng với bàn ăn, có ngỗng quay ⇒ mong ước được ăn trong ngôi nhà thân thuộc với đầy đủ mọi thứ
  • Lần 3 quẹt diêm: Em mộng tưởng thấy cây thông Nô-en và nến sáng lung linh⇒ Mong ước được vui đón tết trong ngôi nhà của mình
  • Lần 4 quẹt diêm: Em thấy bà nội mỉm cười với em ⇒ mong được ở mãi bên bà
  • Lần 5: Em quẹt hết những que diêm còn lại vì em muốn níu bà em lại, bà cầm tay em rồi hai bà cháu vụt bay- họ về chầu thượng đế

 

=> Thực tại và mộng tưởng xen kẽ nối tiếp nhau lặp lại và có những biến đổi thể hiện sự mong ước nhưng vô vọng của cô bé. Nhưng ngay cả cái chết cũng được miêu tả một cách thật bay bổng và nhân văn

d. Cái chết của cô bé bán diêm:

  • Là cái chết đẹp, chết về thể xác nhưng linh hồn, khát vọng của bé vẫn sống “đôi má hồng, đôi môi đang mỉm cười”
  • Cái chết thể hiện bi kịch lạc quan của tác phẩm.
  • Biện pháp NT Tương phản, Đối lập

=>Kết thúc truyện thể hiện nỗi day dứt, xót xa của nhà văn đối với em bé bất hạnh.

 

 

B. Phân tích chi tiết nội dung bài học

1. Hoàn cảnh của cô bé bán diêm:

  •  Cô bé vốn cũng có một gia đình hết sức êm ấm, hạnh phúc, với người bà hiện hậu, trong “ngôi nhà xinh xắn có dây thường xuân bao quanh”, nhưng tất cả chỉ còn là quá khứ xa xôi. Người bà, người mẹ yêu thương em lần lượt đã qua đời, em sống với người bố trong cảnh nghèo khổ, túng quẫn trên một căn gác tồi tàn, em phải đi bán diêm để kiếm sống.
  • Mở đầu câu chuyện, tác giả giới thiệu một bối cảnh khắc nghiệt và khác thường. Khắc nghiệt bởi vì "trời đã tối hẳn" mà "tuyết rơi" không ngừng, và "rét dữ dội". Khác thường là vì: "Đêm nay là đêm giao thừa" nghĩa là một thời điểm đặc biệt đối với mỗi gia đình và đối với mỗi người. Đêm giao thừa ở đâu cũng vậy, đều là thời điểm mà năm cũ với những buồn vui lẫn lộn lùi vào quá khứ và một năm mới với những hi vọng tràn trề đang chờ đợi mọi người được mở ra. Nhưng đêm giao thừa ở phương Tây rất rét, vì lúc này đang giữa mùa đông. Khắp nơi đầy tuyết phủ, khắp nơi đầy giá lạnh. Ấy thế mà trong cái giá lạnh đó, trong cái đêm giao thừa đó "một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối". Em bé đi đâu vậy? Em phải đi bán diêm vì "nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào" thì "em không thể nào về nhà", bởi lẽ khi đó "nhất định là cha em sẽ đánh em

2. Thực tại  và mộng tưởng của cô bé bán diêm qua các lần quẹt diêm.

An-đéc-xen đã tạo nên điều kỳ diệu từ thực tế đắng cay, đem đến cho con người những gì tốt đẹp -> 5 lần quẹt diêm là 5 lần thực tại và ảo ảnh xen kẽ, nối tiếp, vụt hiện, vụt biến gợi lên hình ảnh cô bé đẹp hồn nhiên, đáng thương:

  • Lần đầu tiên: trong giá lạnh căm căm của mùa đông, tuyết trắng đang bao trùm lấy em nên em ước có được lò sưởi để sưởi ấm cơ thể.
  • Lần thứ 2: Suốt cả ngày em chưa được ăn bụng đang đói cồn cào, cái đói khiến em mơ ước đến một bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay.
  • Lần thứ 3: Lúc này đang đêm giao thừa em ao ước có được đêm giao thừa thật đẹp như bao người khác è em mơ có một cây thông trang trí thật lộng lẫy, hàng ngàn ngọn nến sáng rực lấp lánh, rất nhiều bức tranh màu sặc sỡ .
  • Lần 4: Thấy Bà nội hiện về đang mỉm cười với em =>Vì vậy lời cầu xin của em  vang lên thống thiết sâu sâu
  • Lần 5: Em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao, để níu giữ bà ở lại bên em

=> Trình tự quẹt diêm của em là hoàn toàn hợp lí, đi từ vật chất đến tinh thần: em muốn có lò sưởi, ngỗng quay bởi em đang phải chịu cái đói, cái lạnh; em thấy cây thông, người bà bởi nó gợi ra không khí gia đình ấm áp, tràn ngập tình yêu thương. Sự đan cài giữa hiện thực và mộng tưởng đem đến cho người đọc niềm xót xa, cảm thông sâu sắc trước số phận em bé. Những mộng tưởng của em bé đều xuất phát từ thực tế khổ đau: em mơ lò sưởi, bữa tiệc, cây thông,… vì em phải sống trong cảnh thiếu thốn, nghèo khổ. Em mơ thấy bà vì khi bà mất, em luôn sống trong cảnh thiếu tình yêu thương

3. Cái chết của cô bé bán diêm:

Kết thúc câu chuyện là sự đối lập giữa cảnh đời vui vẻ và cái chết bi thảm của cô bé bán diêm. Sáng hôm sau tuyết đã phủ kín mặt đất. Nhưng mặt trời lên,trong sáng, chói chang trên bầu trời xanh hợt mọi người vẫn vui vẻ ra khỏi nhà. Trong buổi sáng lạnh lẽo ấy ở một xó tường người ta thấy một em bé gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa. 

=> Thực tế đây là một cái kết mang tính chất bi kịch. Hạnh phúc với mỗi con người là ở thực tại, ở trần thế này nhưng em phải đến thế giới khác mới được hưởng trọn vẹn niềm hạnh phúc ấy.

=> Vạch trần bộ mặt thờ ơ của một xã hội tư bản nghiệt ngã

4. Tổngkết:

  • Nội dung: Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của nhà văn đối với những số phận bất hạnh.
  • Nghệ thuật:
    • Miêu tả rõ nét cảnh ngộ và nỗi khổ cực của em bé bằng những chi tiết, hình ảnh đối lập.
    • Sắp xếp trình tự sự việc nhằm khắc học tâm lí em bé trong cảnh ngộ bất hạnh.
    • Sáng tạo trong cách kể chuyện.
  • Ý nghĩa:  niềm cảm thông trước số phận bất hạnh của cô bé bán diêm cũng như thấy được sự thờ ơ của xã hội trước những số phận khó khăn.