Nội dung chính bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
[toc:ul]
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Vũ Khoan: nhà hoạt động chính trị, nhiều năm là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, từng là bộ trưởng Bộ Thương mại, Phó thủ tướng chính phủ
- Tác phẩm: Đăng trên tạp chí Tia sáng 2001, được in trong báo tập Một góc nhìn của trí thức.
2. Phân tích văn bản
- Vấn đề chính của văn bản đề cập tới: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, lớp trẻ VN cầnnhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người VN để khắc phục điểm yếu phát huy điểm mạnh rèn những đức tính và thói quen tốt trước khi bước vào nền kinh tế tri thức.
- Ý nghĩa lịch sử của vấn đề: Vấn đề không chỉ có ý nghĩa thời sự mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với cả quá trình đi lên của đất nước. Bởi vì nhận rõ điểm mạnh và diểm yếu, phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu là điều kiện hết sức cần thiết để phát triển, nếu không muốn tụt hậu, đối với mỗi người và mọi dân tộc.Điều đó lại càng cần thiết với dân tộc ta khi thực sự đi vào công cuộc xây dựng , phát triển trong xu thế hội nhập, trong nền kinh tế có xu hướng toàn cầu hoá hiện nay.
a. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
- Con người là yếu tố quan trọng nhất vì con người luôn là động lực phát triển của lịch sử.
- Trong nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội
b. Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước
- Bối cảnh hiện nay: Một thế giới khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa hội nhập ngày càng sâu rộng giữa các nền kinh tế.
- Nước ta phải đồng thời giải quyết ba nhiệm vụ:thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp;đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đồng thời phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức.
c. Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam
Điểm mạnh:
- Thông minh nhạy bén với cái mới.
- Cần cù sáng tạo
- Có tinh thần đoàn kết đùm bọc nhất là trong công cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm.
- Bản tính thích ứng nhanh.
→ Đáp ứng với thực tế cuộc sống hiện đại, hội nhập với thế giới.
Điểm yếu:
- Thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành.
- Thiếu tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương.
- Thường đố kị nhau trong làm ăn và trong cuộc sống thường ngày.
- Có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kì thị kinh doanh, quen bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói khôn vặt, ít giữ chữ tín…
Cái mạnh và cái yếu được phân tích đan xen với nhau; trong cái mạnh còn tiềm ẩn những cái yếu như những khuyết tật. Điểm mạnh và điểm yếu luôn được đối chiếu với yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay chứ không chỉ nhìn trong lịch sử.
Những điểm giống trong lịch sử, văn học:đều đề cập đến những phẩm chất truyền thống của con người VN: yêu nước, đoàn kết…thông minh sáng tạo…
- Những điểm khác trong lịch sử, văn học: Trong lịch sử văn học phẩm chất của con người VN được ca ngợi, phát huy triệt để trong bối cảnh đất nước của nền nông nghiệp,trong cuộc kháng chiến trường kì.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
- Vũ Khoan đi vào đề cập đến vấn đề vai trò của con người trong hành trình bước thế kỷ mới, ông nhận định rằng "Trong những hành trang ấy có lẽ sự chuẩn bị con người là quan trọng nhất", nhằm nhấn mạnh vai trò của con người trong công cuộc xây dựng đất nước. Sở dĩ nói như vậy bởi, từ cổ chí kim đến nay "con người là động lực phát triển lịch sử", đặc biệt trong xã hội hiện đại khi mà nền kinh tế tri thức ngày càng có những phát triển vượt bậc thì vai trò của con người lại càng nổi trội. Bởi chính bộ óc, trí tuệ của con người sẽ gây dựng lên nền kinh tế ấy, chứ không phải bất cứ giống loài nào khác.
2. Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước
- Bối cảnh hiện nay: Một thế giới khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa hội nhập ngày càng sâu rộng giữa các nền kinh tế.
- Nước ta phải đồng thời giải quyết ba nhiệm vụ: một là, thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp; hai là, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; ba là phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. Và Vũ Khoan chỉ rõ: "Làm nên sự nghiệp ấy đương nhiên là những con người Việt Nam với những điểm mạnh và điểm yếu của nó". Có thể nói: Ý chí tự lực tự cường, tinh thần đổi mới hội nhập, và cái nhìn tỉnh táo là tư tưởng bao trùm phần đầu bản luận văn này.
3. Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam
Cái mạnh của con người Việt Nam là "sự thông minh sáng tạo", bản chất tốt đẹp ấy "rất có ích" trong xã hội mới, khi mà "sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu". Trong cái mạnh đó, dân trí ta lại có "những lỗ hổng kiến thức cơ bản", "khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế". Nguyên nhân là do "thiên hướng chạy theo những môn học thời thượng", "do lối học chay học vẹt nặng nề". Nếu "không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này", khắc phục những điểm yếu này "thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng".
Cái mạnh nữa của dân ta là "sự cần cù sáng tạo" nhưng trong cái mạnh ấy, "lại ẩn chứa những khuyết tật" của con người sản xuất nhỏ như "thiếu đức tính tỉ mỉ", hành động theo phương châm "nước đến chân mới nhảy " (thiếu nhìn xa trông rông, còn bị động), "liệu cơm gắp mắm" (làm ăn kiểu cò con, dễ dãi); "chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của công việc là cường độ khẩn trương". Ngay như bản tính "sáng tạo" cũng chỉ "loay hoay "cải tiến", làm tắt, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ.
- Cái mạnh và cái yếu được phân tích đan xen với nhau; trong cái mạnh còn tiềm ẩn những cái yếu như những khuyết tật. Điểm mạnh và điểm yếu luôn được đối chiếu với yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay chứ không chỉ nhìn trong lịch sử.
- Những điểm giống trong lịch sử, văn học:đều đề cập đến những phẩm chất truyền thống của con người VN: yêu nước, đoàn kết…thông minh sáng tạo…
- Những điểm khác trong lịch sử, văn học: Trong lịch sử văn học phẩm chất của con người VN được ca ngợi, phát huy triệt để trong bối cảnh đất nước của nền nông nghiệp,trong cuộc kháng chiến trường kì.
* Nhiệm vụ của thế hệ trẻ:
- Thế hệ trẻ cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, rèn cho mình những thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ để đáp ứng nhiệm vụ đưa đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá
4. Tổng kết
- Nội dung: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, thế hệ trẻ Việt Nam cần nhận rõ điểm mạnh, yếu của con người Việt Nam, rèn cho mình những đức tính và thói quen tốt.
- Ý nghĩa: những điểm mạnh, điểm yếu của con người VN từ đó cần phát hy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế để xây dựng đất nước trong thế kỉ mới.
- Nghệ thuật:
- Sử dụng ngôn ngữ báo chí gắn với đời sống bởi cách nói giản dị, trực tiếp, dễ hiểu ; lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục.
- Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ, thích hợp làm cho câu văn vừa sinh động, cụ thể, lại vừa ý vị, sâu sắc mà vẫn ngắn gọn.