Nội dung chính bài: Câu phủ định.

[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như : không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có),...
  • Câu phủ định dùng để: Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả).
  • Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ).

B. Nội dung chính cụ thể

1. Đặc điểm hình thức

  • Câu phủ định là loại câu có nghĩa phản bác, không đồng ý, phản đối một ý kiến, sự việc, câu chuyện nào đó. Ở đây nó chỉ mang nghĩa là phủ định với ý kiến người khác đưa ra, không xác định ý kiến mình phụ định có thật chính xác không. 
  • Câu phủ định cụng có đặc điểm hình thức riêng của mình. Đó là việc câu phủ định thường dùng các từ ngữ phủ định. Ví dụ :
    • không, không phải, không phải là,...
    • chưa, chẳng, chả, chẳng phải, chả phải,..
    • đâu phải, đâu có phải,...
  • Ví dụ:
    • Bài toán này không khó.
    • Nó đọc không phải báo mà là truyện.
    • Nó về nhà không phải ngày hôm qua.

2. Chức năng:

  • Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó. Ta còn gọi đây là câu phủ định miêu tả. Đây là loại câu đưa ra một nhận định, một ý kiến nào đó cho nên có thể xuất hiện ở phần đầu hoặc mở đầu một văn bản. Ví dụ :
    • Nam chưa đi Huế
    • Nam cũng chẳng đi Hà Nội.
  • Bác bỏ một ý kiến, một nhận định. Ta còn gọi đây là câu phủ định bác bỏ. Ví dụ :
    • Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.
    • Đâu có, nó bè bè như cái quạt thóc.