Nội dung chính bài: Câu ghép.

[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

  • Câu ghép là câu do hai hoặc nhiều cụm C-V không bao chứa tạo thành. Mỗi cụm C-V này được gọi là một vế câu.
  • Có hai cách nối các vế câu
  • Dùng những từ có tác dụng nối. Cụ thể:
    • Nối bằng quan hệ từ.
    • Nối bằng một cặp quan hệ từ.
    • Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng)
  •  Không dùng từ nối: Trong trường hợp này; giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm

B. Nội dung chính cụ thể

1. Đặc điểm của câu ghép

  • Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại, thường chúng ta ghép hai vế tạo ra câu ghép. Mỗi vế câu có cấu tạo giống một câu đơn (câu có đầy đủ một cụm Chủ - Vị), đồng thời thể hiện một ý có quan hệ chặt chẽ với ý của các câu khác. Câu ghép bắt buộc phải có từ hai cụm chủ vị trở lên.
  • Câu ghép được sử dụng để liên kết những vấn đề có sự kết nối với nhau về nghĩa. Thay vì sử dụng nhiều câu đơn, sử dụng câu ghép sẽ giúp nâng cao hiệu quả nghe, hiểu cho người nghe, người đọc.
  • VD: 
    • Nếu tôi không làm bài tập về nhà thì tôi sẽ bị phạt bởi thầy cô giáo.
    • Mặc dù Linh còn ít tuổi nhưng cô ấy nói tiếng Anh rất tốt
    • Vì Nam lười biếng nên điểm kiểm tra cuối kỳ của anh ấy rất tốt.
    • Không những tôi phải nấu ăn mà tôi còn phải dọn dẹp nhà cửa.

2. Cách nối các vế câu

  • Cách nối bằng các quan hệ từ

Chúng ta còn sử dụng các quan hệ từ và các cặp quan hệ từ để nối các vế trong câu ghép. Một số quan hệ từ như “và, rồi, thì, nhưng, hay, hoặc,...”, các cặp quan hệ từ như “vì….nên”, “nếu….thì”, “tuy….nhưng”, “chẳng những….mà còn”,....

  • Ví dụ:
    • Quân muốn giúp đỡ Linh nhưng cô ấy từ chối.
    • Vì Nam dậy sớm nên anh ấy không bị trễ giờ.
    • Tuy anh ấy không giành được giải quán quân nhưng anh ấy đã để lại một phần thi ấn tượng.
    • Chẳng những tổ chức từ thiện quyên góp tiền, mà họ còn mang đến rất nhiều thực phẩm, quần áo, vật dụng cá nhân cho trẻ em nghèo trên vùng cao.
  • Nối bằng một cặp phó từ, đại từ hay chỉ từ thường đi đôi với nhau (cặp từ hô ứng)

Các mệnh đề trong câu ghép còn được nối với nhau bằng các cặp từ hô ứng ví dụ như “càng….càng”, “bao nhiêu...bấy nhiêu”, “vừa...đã”, “chưa...đã”, “vừa...vừa”, “đâu….đấy”, “nào….ấy”, “ai….nấy”

  • Ví dụ:
    • Thời tiết càng khô hanh, da dẻ càng dễ bị khô nẻ.
    • Bạn cho đi bao nhiêu, bạn sẽ nhận lại bấy nhiêu.
    • Trời vừa sáng, các bác nông dân đã ra đồng.
  •  Không dùng từ nối: Trong trường hợp này; giữa các vế câu cần có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm
  • Ví dụ:
    • Con mèo nghịch cuộn len trong nhà, chú chó đang chơi ngoài sân.
    • Hôm nay tôi đi học, em trai tôi được nghỉ.