Nội dung chính bài: Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

[toc:ul]

A. Ngắn gọn những nội dung chính

1. Ngắn gọn kiến thức trọng tâm.

Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, phải tìm hiểu kĩ để bài, phân tích sự việc, hiện tượng đó để tìm ý, lập dân bài, viết bài và sửa chữa sau khi viết.

Dân bài chung :

  • Mở bài : Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bản luận.
  • Thân bài : Liên hệ thực tếố phân tích các mặt; nêu đánh giá, nhận định.
  • Kết bài : Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.

Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để, phân tích, nhận định; đưa ra ý kiến, suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết.

B. Nội dung chính cụ thể

I. Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

* Đọc kĩ đề và tìm hiểu ý.

* Dàn bài chung:

Mở bài : Giới thiệu vân để tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

Thân bài:

1. Giải thích( hoặc nêu hiện trạng) : Tìm và giải thích nghĩa của các từ được coi là từ khóa mà đề bài đưa ra. Tuy nhiên không phải sự việc nào cũng cần giải thích vì có những khái niệm phổ biến mà ai cũng biết như tai nạn giao thông, nói tục chửi thề... thì khi ấy chúng ta phải nêu ra hiện hiện trạng của vấn đề bằng cách dựa vào thực tế đời sống để trả lời các câu hỏi sự việc, hiện tượng này xuất hiện ở đâu, xuất hiện vào thời gian nào, diễn ra ở quy mô nào, đối tượng của sự việc hiện tượng là ai, mức độ ảnh hưởng ra sao...

2. Bình luận, phân tích:

  • Lý giải nguyên nhân: Lập luận theo hai hướng nguyên nhân khách quan (tác động từ bên ngoài như pháp luật, nhà nước, xã hội...) và nguyên nhân chủ quan (do nhận thức, ý thức, thói quen của con người...).
  • Đánh giá hậu quả/ kết quả: Dù là hiện tượng tích cực hay tiêu cực thì đều dẫn đến một kết quả hay hậu quả tương ứng. Nếu đó là hiện tượng xấu thì cần nhấn mạnh khía cạnh đạo đức, nâng cao nhận thức, ý thức của con người để giảm thiểu, loại bỏ hiện tượng đó khỏi đời sống xã hội.

3. Chứng minh, liên hệ:

  • Đưa ra những ví dụ thực tiễn trong  trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.
  • Mở rộng nâng cao, phản đề,....

4. Giải pháp: Dựa vào phần đánh giá hậu quả/ kết quả để đưa ra giải pháp phù hợp. Đối với hậu quả thì phải đưa ra giải pháp mạnh mẽ để ngăn chặn; nếu là kết quả thì phải khuyến khích, cổ vũ, khích lệ và phát triển.

Kết bài: Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá và đưa ra được ý kiến của người viết.

* Viết thành bài hoàn chỉnh

* Đọc và kiểm tra lại bài viết.

II. Ví dụ

Dàn ý cho đề:" Đất nước ta có nhiều tấm gương nghèo vượt khó học giỏi, em hãy nêu một số tấm gương đó và trình bày suy nghĩ của mình"

Bài làm

1. Mở bài: Cuộc sống có nhiều người có số phận nghiệt ngã nhưng có quan niệm tích cực, thể hiện ý chí vươn lên mạnh mẽ của con người.

2. Thân bài:

* Giải thích:

  •  “Số phận” ở đây được hiểu là những nỗi khốn khổ về hoàn cảnh hoặc bất hạnh (tàn tật, khiếm khuyết,) về thể xác của một ai đó. Xưa nay, số phận thường được nhiều người coi là sự an bài của ông trời, do trời định đoạt “Ngẫm hay muôn sự tại trời” (Nguyễn Du, “Truyện Kiều”) nên người có số phận bất hạnh thường có tâm lí cam chịu, trời phạt đành chịu…
  • “Những người không chịu thua số phận” là những con người có ý chí, nghị lực, niềm tin vào cuộc sống. Họ không đầu hàng trước số phận mà mạnh mẽ vươn lên để sống một cuộc sống có ích và ý nghĩa.

* Phân tích:

Nguyên nhân: Nhờ đâu họ có sức mạnh để vượt lên số phận?

  • Bởi vì họ có ý chí nghị lực, có niềm tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống. Họ đã tạo dựng cuộc sống từ muôn vàn khó khăn,gian khổ, thử thách bằng sự kiên trì,nhẫn nại và quyết tâm chiến thắng số phận của mình. Họ là những bông hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời.
  • Bên cạnh đó, nhờ có sự động viên khích lệ của gia đình, bạn bè xã hội nên họ có đủ dũng cảm, tự tin để vượt qua hoàn cảnh, số phận và những chông gai ở phía trước.

Biểu hiện:

  • Những con người không chịu thua số phận là những con người:
    • Có nhận thức đúng đắn về số phận (họ nhận ra rằng số phận nằm trong tay mỗi con người và họ quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để tạo dựng cuộc sống tốt đẹp cho mình và người thân, để trở thành người có ích…)
    • Có nhiều đóng góp cho xã hội (họ tự phục vụ mình, làm ra của cải nuôi sống bản thân, giảm bớt gánh nặng cho gia đình, cho xã hội, cống hiến cho xã hội…)
    •  Họ là những tấm gương sáng (tấm gương vươn lên trên nỗi bất hạnh của mình để cất lên những tiếng ca ca ngợi cuộc đời, nhen lên niềm tin lẽ sống cho mọi người…)

* Chứng minh:

  • Nhắc đến “những người không chịu thua số phận”, trong chúng ta, ai cũng vô cùng cảm phục khi nói về những tấm gương giàu nghị lực như:
    • Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí, mặc dù bị liệt hai tay từ nhỏ nhưng thầy vẫn quyết tâm đến trường, kiên trì học viết bằng chân, học hết đại học, trở thành Nhà giáo Ưu tú, nhà văn, nhà thơ. Từ nghị lực và ý chí vượt khó vươn lên của bản thân, thầy Nguyễn Ngọc Kí đã viết lên trang huyền thoại cho chính cuộc đời mình và trở thành tấm gương của biết bao thế hệ học sinh, thanh niên Việt Nam.
    • Hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng, từ khi còn nhỏ đã mắc căn bệnh hiểm nghèo khiến anh bị liệt toàn thân, nhưng anh vẫn cố gắng học tập, mở trung tâm tin học dành cho người khuyết tật, giúp đỡ họ có một hướng đi trong cuộc đời mình, có niềm tin vào cuộc sống. Anh làm cho mọi người cảm phục bởi ý chí phi thường vươn lên trong cuộc sống, sống có ích, có cống hiến cho xã hội…
    • Hay Nick Vujicic – chàng trai người Úc sinh ra với cơ thể không tay không chân, nhưng điều đó không khiến anh nản chí. Vượt qua những khiếm khuyết trên cơ thể mình, anh trở thành một diễn giả nổi tiếng khắp thế giới, được mọi người biết đến như một tấm gương của sự vượt khó…

=> Họ chính là những tấm gương tiêu biểu cho một lẽ sống đẹp, không chịu khuất phục sự nghiệt ngã của số phận.

* Ý nghĩa:

  • Nếu như chim mang tiếng hót cho đời thêm vui, nếu như hoa mang vẻ đẹp cho đời thêm sắc, thì nghị lực, không chịu thua số phận đã mang lại cho họ những điều đáng quý. “Không chịu thua số phận” giúp họ có tinh thần, quyết tâm vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để sống có ích, sống có cống hiến cho xã hội, giảm bớt gánh nặng cho gia đình… “Tàn” nhưng không “phế”, bằng khả năng của mình họ đã có nhiều thành công và khẳng định được mình trong xã hội.
  • Hơn hết, họ là những tấm gương sáng để lại trong chúng ta bài học sâu sắc về nghị lực và ý chí vươn lên. Chính những tấm gương về họ dạy cho chúng ta phải biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống để thực hiện hoài bão ước mơ. Không ai khác, họ là thần tượng của mọi người, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày hôm nay.

* Lật ngược vấn đề:

  • Bên cạnh ca ngợi những tấm gương vượt khó thì chúng ta cũng cần phê phán những cá nhân không kiên cường, nhụt chí trước những chông gai cuộc sống. Mỗi khi gặp khó khăn thường rất dễ nản lòng, chưa thật sự cố gắng đã đầu hàng số phận, dễ buông xuôi hoặc ý lại, hoặc phải ứng tiêu cực…(Học sinh lấy một vài dẫn chứng tiêu biểu). Đó là những người hèn nhát, không dám đối diện với sự thật nên khó thành công trong mọi việc.

* Phương hướng, bài học:

  • Không đao to búa lớn, chính cuộc đời họ - “những người không chịu thua số phận” là thông điệp cao cả về lối sống có ích. Làm thơ, viết văn, dạy học… bằng những công việc thầm lặng, họ đã cống hiến cho xã hội như cây xanh làm đẹp cho đời, điểm tô cho cuộc sống
  • Họ là bài học lớn cho thể hệ trẻ hôm nay, trong hoàn cảnh đầy đủ tiện nghi sung túc, được sống trong sự yêu thương, quan tâm của cha mẹ, xã hội thì không ít học sinh, thanh niên tự đánh mất mình, lao vào tệ nạn xã hội, lối sống vô nghĩa ăn chơi, hưởng thụ, không biết cố gắng phấn đấu, để trở thành người cho ích cho xã hội, đất nước.
  • Họ là những tấm gương khiến chúng ta vô cùng khâm phục, trân trọng, quý mến…
  • Trách nhiệm của chúng ta:
    • Những người tàn tật cần được quan tâm, giúp đỡ hơn nữa. (Phần lớn những người may mắn như chúng ta đã bao giờ cho rằng giúp đỡ những người tàn tật là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa không? Và chúng ta đã làm được những gì cho họ?)
    • Giúp đỡ người tàn tật là trách nhiệm của cả cộng đồng ( Giúp đỡ họ không chỉ là trách nhiệm của những tổ chức nhân đạo, các cơ quan chính quyền mà còn là trách nhiệm của tất cả mọi người chúng ta ).
    • Giúp đỡ người tàn tật là biểu hiện sâu sắc nhất của lòng nhân ái.

3. Kết bài: Rút ra được nhiều bài học bổ ích về lẽ sống, về ý chí, nghị lực, niềm tin, khát vọng… (trong bất kì hoàn cảnh nào, dù số phận có nghiệt ngã đến mấy vẫn quyết tâm vươn lên, vượt qua mọi thử thách để sống có ích).