Nội dung chính bài Bài toán dân số.
[toc:ul]
A. Ngắn gọn những nội dung chính
1. Giới thiệu chung
- Tác giả: Thái An
- Văn bản: trích từ bài báo “Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại” in trên báo Giáo dục và Thời đại chủ nhật, số 28, 1995
2. Phân tích văn bản
a. Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình
Đưa ra hai giả thuyết về bài toán dân số: được đặt ra từ thời cổ đại hay vài chục năm gần đây
Đặt vấn đề:
- Sự gia tăng dân số khiến con người ngày càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế gia tăng dân số thì con người sẽ làm hại chính mình.
- Vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình là vấn đề rất hiện đại mới được đặt ra. Tuy vậy khi nghe xong bài toán cổ, tác giả ngỡ như nó được đặt ra từ thời cố đại sau đó " sáng mắt ra"
b. Từ bài toán cổ đến bài toán dân số
Bài toán cổ: Số thóc tăng theo cấp số nhân, nhiều vô kể ⇒ Không khó nhưng không thực hiện được
- Dẫn chuyện nhằm so sánh với sự gia tăng dân số của loài người
⇒ Đánh giá: một con số kinh khủng ⇒ Thái độ bất ngờ, lo lắng
- Đưa ra câu chuyện về dân số: Ban đầu thế giới có hai người, đến 1995 thế giới có 5,63 tỉ người và đạt đến ô thứ 30 trên bàn cờ.
⇒ Thuyết minh bằng số liệu và cách so sánh ⇒ Dân số tăng rất nhanh
- Đưa ra câu chuyện về khả năng sinh con của người phụ nữ:
- Tỉ lệ sinh con (tự nhiên) ở các nước châu Phi, châu Á là rất lớn
- Châu Phi có tỉ lệ sinh con ở người phụ nữ lớn hơn châu Á
⇒ Tác giả muốn giải thích sự gia tăng dân số liên quan chặt chẽ và trực tiếp đến tỉ lệ sinh con tự nhiên của người phụ nữ.
⇒ Sự bùng nổ dân số bao giờ cũng đi với nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế chậm phát triển, văn hoá giáo dục không được nâng cao → dẫn đến gia tăng dân số( cái vòng luẩn quẩn kìm hãm sự phát triển xh).
⇒ Cái gốc của vấn đề chính là việc kế hoạch hoá gia đình.
3. Lời đề nghị của tác giả
- Đừng để cho mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc
- Muốn có đất sống phải sinh hạn chế sự gia tăng dân số
⇒ Lời đề nghị ngắn gọn nhưng xác đáng: Cảnh báo và kêu gọi mọi người giảm thiểu sự gia tăng dân số.
c. Lời đề nghị của tác giả
- Gia tăng dân số là một thực trạng đáng lo ngại.
- Hạn chế sự gia tăng dân số là nhiệm vụ của mỗi gia đình và cá nhân.
- Đẩy mạnh giáo dục tuyên truyền về vấn đề dân số, thay đổi nhận thức và hành vi của con người để hạn chế sinh đẻ tự nhiên.
B. Phân tích chi tiết nội dung bài học
1. Nêu vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đìn
Hai câu chuyện song trùng giữa một bài toán cổ và một bài toán hôm nay: vấn đề dân số.
2. Từ bài toán cổ đến bài toán dân số
Nêu lên bài toán cố và dần đến kết luận:
- Ở câu chuyện thứ nhất: để làm rể nhà thông thái, các chàng trai phải có một tiềm lực khổng lồ đủ số thóc rải vào 64 ô trên bàn cờ tướng. Yêu cầu đó tưởng như chẳng có gì là khó, "ai cũng tưởng có gì mà không đủ", nhưng rốt cục, ai cũng ngớ người ra (để rải đủ 64 ô, chàng trai trúng tuyển phải có đủ một lượng thóc phú kín bề mặt trái đất).
- Ở câu chuyện thứ hai: Ban đầu thế giới có hai người, đến 1995 thế giới có 5,63 tỉ người và đạt đến ô thứ 30 trên bàn cờ. Đó là hiểm hoạ khôn lường.
- So sánh sự gia tăng dân số giống như lượng thóc trong các ô bàn cờ. Có chỗ tương đồng là cả hai: số lúa dùng cho mỗi ô của bàn cờ và dân số thế giới đều cùng tăng theo cấp số nhân công bội là 2 (chỉ tiêu hai con cho một cặp vợ chồng ). Từ sự so sánh đó, tác giả nêu bật vấn đề trọng tâm của bài viết là tốc độ gia tăng dân số là vô cùng nhanh chóng.
Thực tế mỗi phụ nữ lại sinh ra rất nhiều con (hơn hai rất nhiều), vì thế chi tiêu mỗi gia đình chi có một đến hai con là rất khó thực hiện:
- Tác giả đưa ra những con số về tỉ lệ sinh con của phụ nữ một số nước theo thông báo của Hội nghị Cairô là nhằm mục đích trước hết để thấy trong thực tế, một người phụ nữ có khả năng sinh được rất nhiều con (VN là 3,7; Ru-an-đa là 8,1).
- Chỉ tiêu mỗi cặp vợ chồng chỉ có một đến hai con là rất khó khăn.
- Ngoài ra, các con số trên còn cho thấy các nước chậm phát triển... sinh con rất nhiều. Các nước được văn bản nêu lên phần lớn thuộc châu Phi: Ru-an-đa, Ja-da-ni-a, Ma-đa-gát-xca... Châu Á chỉ có Ấn Độ, Việt Nam như thế, rõ ràng nước kém, chậm phát triển ở hai châu lục vừa nói lại gia tầng dân số mạnh mẽ. Sự bùng nổ dân số bao giờ cũng đi liền với nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế chậm phát triển, văn hóa giáo dục chậm được nâng cao.
3. Lời đề nghị của tác giả
- Từ câu chuyện về 1 bài toán cổ về cấp số nhân, Tác giả đưa ra những con số buộc người đọc phải liên tưởng suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại trên thế giới: Đất đai không sinh thêm, con người lại nhiều lên gấp bội -> Nếu không hạn chế gia tăng dân số thì con người tự làm hại chính mình. Hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi sống còn của nhân loại. Đừng để xảy ra thảm hoạ, đó là lời cảnh báo cho cả loài người, không loại trừ một ai. Nó nghiêm khắc và răn đe như một định mệnh.
4. Tổng kết
- Nghệ thuật:
- Sử dụng kết hợp các phương pháp so sánh, dùng số liệu, phân tích.
- Lập luận chặt chẽ.
- Ngôn ngữ khoa học, giàu sức thuyết phục.
- Nội dung:
- Câu chuyện cổ về hạt thóc trên bàn cờ đã làm sáng tỏ hiện tượng tốc độ gia tăng vô cùng nhanh chóng của dân số thế giới.
- Thực trạng tình hình dân số thế giới và Việt Nam; sự phát triển nhanh và mất cân đối sẽ ảnh hưởng đến tương lai của dân tộc và nhân loại.
- Giải pháp: không có cách nào khác, phải hành động tự giác hạn chế sinh đẻ để làm giảm sự bùng nổ và gia tăng dân số.
- Ý nghĩa:
- Văn bản nêu lên vấn đề thời sự của đời sống hiện đại: Dân số và tương lai của dân tộc, nhân loại.