Một cuốn sách hay hấp dẫn từ tên gọi, một bài văn hay khi có một mở bài ấn tượng và thu hút. Đi thi Văn, viết Mở bài luôn khiến chúng ta đau đầu suy nghĩ. Sau đây là một số bí quyết giúp các bạn viết mở bài ấn tượng và lấy lòng được Ban giám khảo. .
Hai nguyên tắc khi viết mở bài mà các bạn phải luôn tâm niệm là:
- Nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài.
- Chỉ được phép nêu những ý khái quát về vấn đề
Một mở bài hay và đúng cần có các yếu tố sau
- Ngắn gọn (khoảng 3-4 câu). Phần mở bài quá dài dòng không những khiến bạn mất thời gian mà còn khiến bạn bị ... cạn kiệt ý tưởng cho phần thân bài. Hãy hé mở những gì mình định viết ở phần mở bài.
- Đầy đủ: phải nêu được vấn đề cần nghị luận; phạm vi tư liệu, thao tác nghị luận chính.
- Độc đáo: gây được sự chú ý cho người đọc về vấn đề cần nghị luận bằng những liên tưởng khác lạ, bất ngờ cho người đọc. Bạn sẽ dễ chiếm cảm tình của người viết nhất bằng cách này, bởi nó làm bài văn của bạn nổi bật giữa hàng trăm bài văn khác.
- Tự nhiên: ngôn từ giản dị, mộc mạc, tránh sáo rỗng, tránh gượng ép. Điều này sẽ gây cho người đọc cảm giác mơ hồ, khó chịu.
Phần mở bài có vai trò rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng đến cảm xúc, tâm lí người chấm. Do vậy, bạn nên đầu tư cho phần mở bài, tránh lạc đề, xa đề, quá sơ sài hay quá dài dòng.
Cách viết mở bài:
- Mở bài trực tiếp có hai cách: Mở thẳng vấn đề và mở trực tiếp có thêm phần dẫn dắt (thời gian, không gian và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm).
- Mở bài gián tiếp: Mở bằng câu chuyện, mở bằng cách nêu câu hỏi, mở bằng cách nêu sự kiện, con số.
Một số mẫu mở bài ứng dụng từ thực tế:
1. Đặt vấn đề (mở bài) trực tiếp
a. Mở thẳng vấn đề :
- Dẫn dắt ngắn gọn bằng câu văn liên quan trực tiếp tới vấn đề
- Nêu rõ vấn đề định bàn luận là gì.
- Nêu giới hạn vấn đề.
Ví dụ 1: Vấn đề nghị luận "Suy nghĩ về thế hệ trẻ tương lai đất nước"
Mở bài : Tuổi trẻ là những con người đang ở độ tuổi đẹp nhất của đời người, thời gian cống hiến cho xã hội lâu dài. Họ có sức khoẻ, có khát vọng hoài bão, có lý tưởng, dám nghĩ dám làm, không ngại khó khăn hay lùi bước trước gian khổ. Nói một cách khác, họ là nguồn tài nguyên vô giá của mỗi dân tộc. Còn tương lai đất nước là để chỉ con đường phía trước của một dân tộc. Nó có thể tươi đẹp hoặc có thể ảm đạm. Nói đến tương lai của đất nước là nói đến sự phát triển của mỗi dân tộc, tuổi trẻ có vai trò quyết định rất lớn. Bởi vì lịch sử của mỗi dân tộc, thì trong mỗi giai đoạn đều có những đòi hỏi, yêu cầu cấp thiết mà con người phải đáp ứng. Và hơn hết, lực lượng tuổi trẻ là những con người có thể đáp ứng yêu cầu đó của lịch sử.
Ví dụ 2 : Phân tích nhân vật Mỵ trong ”Vợ chống A phủ ” của Tô Hoài.
Bài làm : Mỵ là nhân vật trung tâm trong tác phẩm ”Vợ chống Aphủ ”. Hình ảnh Mỵ là hình ảnh của người phụ nữ Mèo đầy bi kịch trong xã hội thực dân phong kiến miền núi, nhưng đồng thời tiềm ẩn sức sống mạnh mạnh mẽ vươn dậy làm chủ số phận của mình, đặc biệt khi gặp ánh sáng đảng soi đường.
Phân tích : Bài làm trên thực hiện giới thiệu luôn vấn đề : Mỵ là nhân vật trung tâm trong câu (1)và xác định giới hạn nghị luận (câu 2) bi kịch và sức sống tiềm tàng.
b. Mở trực tiếp có thêm phần dẫn dắt (thời gian, không gian và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm).
- Dẫn dắt bằng cách nêu bối cảnh làm vấn đề xuất hiện như : thời gian, không gian, địa điểm xảy ra sự kiện gì liên quan đến tác phẩm/vấn đề ; Xuất xứ của tác phẩm văn học.
- Nêu rõ vấn đề định bàn luận là gì.
- Nêu giới hạn vấn đề.
2. Đặt vấn đề (mở bài) với Nghị luận văn học theo cách gián tiếp
học sinh chỉ việc sử dụng theo công thức :
Đoạn dẫn + nêu vấn đề + giới hạn vấn đề + nhận định về tầm quan trọng của vấn đề, ý nghĩa.
a. Đoạn dẫn theo tư liệu tác giả
Yêu cầu : Nêu tên tác giả + vị trí tác giả trong nền văn học hoặc phong cách + đề tài tiêu biểu, tác phẩm tiêu biểu.
Ví dụ: Tô Hoài là một tác giả văn học nổi tiếng từ trước cách mạng tháng 8 và đồng thời cũng là nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Trong số rất nhiều tác phẩm giá trị của ông có tập Truyện Tây Bắc mà trong đó ấn tượng nhất vẫn là Vợ chống A phủ. Mỵ là nhân vật trung tâm trong tác phẩm ”Vợ chống Aphủ ”. Hình ảnh Mỵ là hình ảnh của người phụ nữ Mèo đầy bi kịch trong xã hội thực dân phong kiến miền núi, nhưng đồng thời tiềm ẩn sức sống mạnh mạnh mẽ vươn dậy làm chủ số phận của mình, đặc biệt khi gặp ánh sáng đảng soi đường.
b. Đoạn dẫn theo lối so sánh (hai vấn đề tương tự).
Yêu cầu : Tìm 1 vấn đề tương tự (đề tài, chủ đề, hình ảnh , tác phẩm...) làm cầu nối so sánh với vấn đề của đề bài để tạo đoạn dẫn.
Ví dụ: Khi đọc Mùa Lạc của Nguyễn Khải ta gặp nhân vật Đào, cô gái có quá khứ đau thương nhưng đã trỗi dậy mạnh mẽ khi đón nhận cuộc sống mới và những con người mới ; nhưng đau thương hơn và sự vươn dậy quyết liệt hơn phải kể đến nhân vật phụ nữ trong tác phẩm viết cùng thời của nhà văn Tô Hoài. Mỵ là nhân vật trung tâm trong tác phẩm ”Vợ chống Aphủ ”. Hình ảnh Mỵ là hình ảnh của người phụ nữ Mèo đầy bi kịch trong xã hội thực dân phong kiến miền núi, nhưng đồng thời tiềm ẩn sức sống mạnh mạnh mẽ vươn dậy làm chủ số phận của mình, đặc biệt khi gặp ánh sáng của Đảng soi đường.
c. Đoạn dẫn theo lối so sánh (hai vấn đề đối lập)
Yêu cầu : Tìm 1 vấn đề đối lập tạo thế bắc cầu để giới thiệu vấn đề cần bàn.
Ví dụ:
Chúng ta đã gặp không ít những số phận người phụ nữ bi thương trong các tác phẩm văn học Việt Nam, đó là một nàng Vũ Nương oan khuất, một nàng Kiều bi kịch, một Chị Dậu tủi hờn... Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những người phụ nữ ngày xưa ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ đứng dậy làm chủ đời mình. Một trong những nhân vật văn học nữ tiêu biêu biểu là Mỵ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Nhà văn Tô Hoài. Mỵ là nhân vật trung tâm trong tác phẩm ”Vợ chống Aphủ ”. Hình ảnh Mỵ là hình ảnh của người phụ nữ Mèo đầy bi kịch trong xã hội thực dân phong kiến miền núi, nhưng đồng thời tiềm ẩn sức sống mạnh mạnh mẽ vươn dậy làm chủ số phận của mình, đặc biệt khi gặp ánh sáng Đảng soi đường.
d. Đoạn dẫn dựa vào lời đánh giá ấn tượng của một tác giả.
Yêu cầu : Lấy 1 đánh giá của một tác giả uy tín có nội dung trùng với vấn đề đã xác định được làm điểm tựa để phát triển tiếp.
Ví dụ:
Khi nhận định về nhân vật Mỵ, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử viết: “ Mỵ là linh hồn của truyện Vợ chồng A Phủ". Mỵ là nhân vật trung tâm trong tác phẩm ”Vợ chống Aphủ ”. Hình ảnh Mỵ là hình ảnh của người phụ nữ Mèo đầy bi kịch trong xã hội thực dân phong kiến miền núi, nhưng đồng thời tiềm ẩn sức sống mạnh mạnh mẽ vươn dậy làm chủ số phận của mình, đặc biệt khi gặp ánh sáng của Đảng soi đường.
Có hàng trăm cách mở bài khác nhau, trên đây chỉ là vài gợi ý để học sinh có thể chủ động áp dụng. Và sau đây là một số mẫu mở bài, bạn có thể "học tủ" vài câu cho mình trước khi bước vào phòng thi nhé
1. Xây dựng một hình tượng nhân vật đã khó, nhưng để nhân vật đó có sức lay động và chiếm trọn trái tim người đọc còn khó hơn. Ấy vậy mà nhà thơ/nhà văn … đã làm được điều đó. Nhân vật “ABC/XYZ” của ông đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc về hình ảnh của một ( tùy đề bài yêu cầu phân tích nhân vật nào thì khái quát nhân vật đó)
ví dụ:
- người nông dân chân chất hiền lành, bị những rào cản của xã hội thực dân-phong kiến tha hóa và biến chất đẩy đến bước đường cùng
- người phụ nữ ba nổi bẩy chìm lênh đênh số kiếp trên con đường đi tìm hạnh phúc và bứt mình khỏi những rào cản tăm tối.
- số phận éo le, hoàn toàn mờ nhạt trong cái bộn bề, sóng gió bấp bênh của cuộc sống…
Lưu ý: Cái này vân dụng cho tất cả các bài văn yêu cầu phân tích nhân vật
2. Có một nhà văn đã nói rằng : "Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp bằng chính cuộc sống viết ra". Hiện thực cuộc sống được xem như là cái nền cho những cảm hứng nghệ thuật chắp cánh và đâm chồi. Chính vì vậy mà bức tranh hiện thực cuộc sống và con người trong tác phẩm ABC/XYZ của nhà văn/nhà thơ gây ấn tượng đặc biệt sâu đậm trong lòng người đọc…
Và nhân vật Y được phác họa như …( coi lại những nhân vật hay gặp phải đã liệt kê ở cái 1)
3. Nếu là con chim chiếc lá
Thì chim phải hót, lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"
Một nhà thơ đã từng viết như vậy song chỉ đến khi đọc tác phẩm ABC/XYZ của nhà văn/ nhà thơ…, tiếp xúc với các nhân vật trong tác phẩm, đặc biệt là nhân vật… ta mới cảm nhận sâu sắc hơn về lẽ Cho và Nhận trong đời.
4. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đã góp thêm những trang vàng vào lịch sử dân tộc. Đã có rất nhiều văn nghệ sẽ đã có được cảm hứng sáng tác từ đề tài này. Chính vì vậy đây cũng là giai đoạn văn học có nhiều thành công góp phần làm rạng rỡ nền văn học nước nhà.
”…….” Của nhà văn/ nhà thơ ……… là một trong những đóng góp như vậy.
Hình ảnh của những người lính quả cảm, kiên cường, ngày đêm chiến đấu bảo vệ đất nước/ Nhân vật chính trong tác phẩm ( tên) …đã thật sự để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc
(Chú ý: Mở bài như thế này chỉ áp dụng với các bài văn viết về chiến tranh, người lính), ví dụ: Tây Tiến,…
5. Từ ngàn đời nay văn chương đã dành bao nhiêu lời đẹp ý hay để nói về người mẹ, về tình mẫu tử, nhưng đề tài quen thuộc ấy vẫn ko bao giờ là chuyện xưa cũ. Với tuổi ấu thơ, người mẹ, tình mẹ lại luôn gắn liền với lời ru. Dòng sữa & lời hát ru ngọt ngào của mẹ đã nuôi đứa trẻ lớn lên “Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn”(Nguyễn Duy). Tình mẹ & ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con ng đã được nhà thơ …….. gửi gắm trong những vần thơ nhẹ nhàng mà đậm chất triết lí: ( Tên bài thơ)
Chú ý: Cái này dành cho gia đình, quê hương, Mẹ, Cha…
6. Quê hương là gì hả mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
(Đỗ Trung Quân)
Trong trái tim mỗi con người luôn có một khoảng dành riêng cho quê hương, tình cảm ấy dạt dào cháy bỏng & có sức sống mãnh liệt, bền bỉ. Đặc biệt trong hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm, tình cảm ấy càng tỏa sáng rạng ngời. Với ngòi bút sắc sảo chân thực cùng tâm hồn đồng cảm sâu sắc, nhiều nhà văn VN hiện đại đã khắc họa thành công hình ảnh con ng VN có tình yêu làng quê tha thiết. Nhưng có lẽ thành công hơn cả là nhà văn…. Với nhân vật……..
7. Chúng ta đã gặp không ít những số phận người phụ nữ bi thương trong các tác phẩm văn học Việt Nam, đó là một nàng Vũ Nương oan khuất, một nàng Kiều bi kịch, một Chị Dậu tủi hờn... Nhưng khi tiếp cận với dòng văn học cách mạng, vẫn những người phụ nữ ngày xưa ấy lại trỗi dậy mạnh mẽ đứng dậy làm chủ đời mình. Một trong những nhân vật văn học nữ tiêu biêu biểu là nhân vật…. của nhà văn/ nhà thơ…..
Chú ý: Cái này áp dụng cho Truyện Kiều, Chiếc Thuyền Ngoài Xa, Vợ Chồng A-phủ….
8. Khi “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố và “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan ra đời, tôi chắc ít ai nghĩ rằng, thân phận người nông dân dưới ách đế quốc phong kiến lại có thể có một nỗi khổ nào hơn những nỗi khổ của chị Dậu, anh Pha. Nhưng khi ……..(tên nhân vật) bước ra từ những trang sách của nhà văn…… , thì người ta mới nhận ra rằng đây là hiện thân đầy đủ những gì gọi là khốn khổ, tủi nhục nhất của người dân cùng ở một nước thuộc địa.
Áp dụng cho những tác phẩm viết về thân phận con người bị áp bức, bóc lột.