Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ và những người bà trong văn bản này..
Nghệ thuật kể chuyện: Câu chuyện đời thường và câu chuyện cổ tích được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki qua các chi tiết liên quan đến bà và mẹ:
- Khi nhắc đến mẹ thật và mẹ khác trong câu chuyện của những đứa trẻ, nhân vật tối đã nghĩ ngay tới dì ghẻ - mẹ khác trong những câu chuyện cổ tích. Những gì mà mụ dì ghẻ hay làm trong chuyện cổ tích có lẽ ít nhiều những đứa trẻ kia đang phải gánh chịu, chính vì thế mà chúng mới im lặng, nghĩ ngợi còn gương mặt thì sầm lại.
- Hình ảnh người bà cũng xuất hiện trong câu chuyện đời thường và gắn liền với những câu chuyện cổ tích. Chú bé A-li-ô-sa ở cùng với ông bà ngoại, được nghe những câu chuyện cổ tích từ bà và mỗi khi kể chuyện cổ tích cho ba người bạn nghe, nếu quên chỗ nào thì chú sẽ chạy về nhà hỏi bà rồi lại tiếp tục kể. Hình ảnh của bà còn xuất hiện rất nhiều trong câu chuyện mà nhân vật tôi - chú bé A-li-ô-sa kể cho ba đứa trẻ nghe. Và thằng anh cả cũng trầm mặc nghĩ tới người bà trước đây của mình.
=> Sự đan xen giữa câu chuyện đời thường và câu chuyện cổ tích qua những chi tiết liên quan đến bà và mẹ trong nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki như một cách để ông tái hiện lại tâm hồn, suy nghĩ của trẻ thơ. Bà và mẹ cùng những câu chuyện cổ tích có lẽ sẽ làm cho tâm hồn của những đứa trẻ ấy dịu mát lại. Và sự thực thì những câu chuyện cổ tích và tình thưng giữa những đứa trẻ đã trở thành sợi dây gắn kết giữa chúng, mặc cho bức tường ngăn cách về địa vị xã hội trong xã hội Nga dưới thời Nha hoàng lúc bấy giờ.