Nghe kể chuyện? Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh..

1) Nghe kể chuyện.

2) Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh và từ ngữ gợi ý dưới tranh.

  1. Trên đường về quê chắng may mẹ con bồ nồn gặp nạn
  2. Bác Bồ Nông dặn dò Bồ Nông nhỏ mọi việc cần thiết trong khi chăm sóc mẹ...
  3. Bồ Nông con hết dắt mẹ tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió thổi hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đống xúc tép, xúc cá...
  4. Mỏ của Bồ Nôn  xưa vốn gọn ghẽ, nay chảy sệ xuống giống hệt cái túi.
  5. Lòng hiếu thảo của chú Bồ Nông đã làm cho tất cả các chú Bồ Nông khác cảm phục và noi theo.

3) Kể lại toàn bộ câu chuyện.

Thế là chỉ còn hai mẹ con Bồ Nông ở lại nơi nắng bỏng cát rang này. Từ thuở xa xưa, họ hàng nhà Bồ Nông không chịu nổi nóng nực.
Phải năm trời hạn hán, mưa xuân chưa tan, gió nồm đã tới. Rồi cứ như bị đổ nghiêng, cả mộng vòm xanh ngắt rót mãi ánh nắng chói chang xuống khiến cho mọi nhà Bồ Nông phải rủ nhau rời phương nam lên phương bắc.

Có hai mẹ con chú Bồ Nông kia chẳng may bị nạn. Trên đường đi, Bồ Nông mẹ bị nắng chiếu quáng mắt, lao phải cành gai trẻ, suýt nữa gãy cánh. Bồ Nông con dìu mẹ ẩn vào trong một hốc cây, chờ cho mẹ khỏi mới đi tiếp. Thấy vậy, các bác Bồ Nông khác cùng đi cũng dừng lại giúp đỡ một tay.
Một ngày, rồi hai ngày, Bồ Nông mẹ vẫn chưa nhấc cánh lên được. Mà ngoài kia, trời cứ nóng hầm hập như nung. Như thế này, không thể đuổi theo đàn được nữa. Bác Bồ Nông hàng xóm cần phải đuổi theo đàn con của bác, bác gọi chú Bồ Nông bé bỏng lại gần, dặn dò mọi việc cần thiết trong khi chăm sóc mẹ...
Từ buổi ấy, Bồ Nông con hết dắt mẹ tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió thổi hiu hiu, chú Bồ Nông nhỏ bé một thân một mình ra đống xúc tép, xúc cá...
Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt sông chỉ còn xăm xắp nước, xơ xác ao bèo. Bắt được con mồi nào, chú Bồ Nông cũng ngậm vào miệng để phần mẹ.
Trong đêm vắng, chú Bồ Nông lặn lội đi kiếm mồi. Có đêm, Bồ Nông đi tới gần sáng vẫn chưa xúc được gì. Đã định quay về, nhưng nghĩ đến mẹ đang ốm đau, chú ta lại gắng gượng mò thêm.
Dạo anh em nhà Bồ Nông còn bé, mẹ vất vả nuôi cả đàn con. Mỗi khi trở về nhà, mẹ lại há mỏ ra cho các con ăn no mà bụng mẹ vẫn đói cồn cào... Các con càng lớn, mẹ càng vất vả. Bữa bữa nuôi con, mẹ chỉ lo con đói. Giờ đây, khi đã biết nghĩ, chú Bồ Nông mới hiểu rằng, mẹ đã nhịn để cho các con ăn. Cứ nghĩ tới điều đó, Bồ Nông lại thấy mình mạnh dạn, khỏe khoắn hơn lên. Và không một lần nào đi kiếm mồi mà Bồ Nông chịu trở về không.
Ngày này tiếp ngày nọ, đêm này rồi đêm nữa, chú Bồ Nông cứ dùng miệng làm cái túi đựng thức ăn nuôi mẹ qua trọn mùa hè, sang mùa thu.
Tới mùa đông, đàn Bồ Nông từ phương Bắc trở về, ai nom thấy chú Bồ Nông nuôi mẹ ốm cũng thấy ái ngại. Chú ta gầy quá. Cái mỏ xưa vốn gọn ghẽ, nay chảy sệ xuống giống hệt cái túi.
Lòng hiếu thảo của chú Bồ Nông đã làm cho tất cả các chú Bồ Nông khác cảm phục và noi theo.
Ngày nay, chú Bồ Nông nào cũng có cái túi ở miệng. Cái túi được dùng vào nhiều việc khác nhau. Nó vừa là chiếc lưới, cái giậm, cái nơm đi đánh cá, vừa là kỉ niệm hiếu thảo của một đứa con ngoan.

4) HS tự thực hiện.