Nêu những thành tựu cơ bản về tư tưởng và tôn giáo của văn minh Trung Hoa. .

Những thành tựu cơ bản về tư tưởng và tôn giáo của văn minh Trung Hoa:

- Các thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành:

  • Người Trung Quốc cổ đại đã tìm cách giai thích nguôn gốc của thế giới, đúc kết thành các thuyết Âm dương, Bát quái, Ngũ hành.
  • Các thuyết âm dương, bát quái, ngũ hành đều dùng những yếu tố vật chất để giải thích thế giới và sự biến động của sự vật.

- Nho gia:

  • Khổng Tử sáng lập bao hàm các nội dung về triết học, đạo đức, đường lối trị nước và giáo dục
  • Sau Khổng Tử, các nhà tư tưởng xuất sắc thời Chiến quốc (Mạnh Tử, Tuân Tử) đã bổ sung và phát triển học thuyết này. Từ thời Hán Vũ Đế, học thuyết Nho gia trở thành tư tưởng chính thống của chế độ quân chủ chuyên chế ở Trung Quốc kéo dài hơn 2 000 năm. 

- Pháp gia:

  • Tư tưởng Pháp gia được khởi xướng bởi Quản Trọng - tướng quốc nước Tề. Trong thời Xuân thu - Chiến quốc, nhiều người tham gia phát triển học thuyết này, nổi bật nhất là Thương Ưởng và Hàn Phi. 
  • Chủ trương của Pháp gia là dùng pháp luật để quản trị đất nước, chủ trọng đến các biện pháp làm cho đất nước giàu, binh mạnh. 
  • Tiêu biểu cho phái Pháp gia là Hàn Phi Tử, một kẻ sĩ thời Tần Thuỷ Hoàng. 

- Mặc gia:

  • Người sáng lập Mặc gia là Mặc Tử.
  • Mặc tử đề xuất thuyết Kiêm ái, phản đối chiến tranh xâm lược. Ông chủ trương người làm quan phải là người có tài đức, không kể dòng dõi và nguồn gốc xuất thân.

- Đạo gia và đạo giáo:

  • Lão tử là người khởi xướng tư tưởng Đạo gia. Tác phẩm nối tiếng của ông là Đạo đức kinh. 
  • Thời Đông Hán, trên cơ sở các hình thức tín ngưỡng dân gian kết hợp với học thuyết của Đạo gia, Đạo giáo hình thành. Thời Nam - Bắc triều, Đường và Tống, Đạo giáo phát triển, thờ cúng lão tử và các vị thần tiên khác với mục đích tu luyện để trở nên trường sinh bất tử.