Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.

Đề bài: (1) Trang phục và văn hóa

(1) Yêu cầu của đề: Trình bày suy nghĩ, quan điểm về mối quan hệ giữa trang phục và văn hóa.

(2) Những luận điểm cần có:
Luận điểm 1: Giải thích trang phục là gì? Văn hóa là gì?

Luận điểm 2: Trang phục chính là một khía cạnh, một “tấm gương” phản chiếu văn hóa của người mặc – Y phục xứng kỳ đức. (Mối quan hệ giữa trang phục với văn hóa)

Luận điểm 3: Trang phục không chỉ cần đẹp mắt mà còn cần phải phù hợp với văn hóa, với môi trường sống, nơi học tập, làm việc,…

Luận điểm 4: Gần đây cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị và lành mạnh như trước.

Luận điểm 5: Là học sinh, chúng ta cần phải biết lựa chọn trang phục phù hợp với lứa tuổi và môi trường học đường.

(3) Những yếu tố tự sự, miêu tả có thể đưa vào bài viết:

Trong một buổi chiều tan học vào tuần trước, khi ra về đến cổng trường, tôi bắt gặp một tốp học sinh cả nam và nữ diện những bộ trang phục lòe loẹt, sặc sỡ rất thiếu lành mạnh. Các bạn nam thì mặc kiểu quần jeans rách tả tơi, hầm hố trông giống trang phục biểu diễn của những nghệ sĩ hip-hop. Còn các bạn nữ thì nhuộm tóc vàng, tóc đỏ, mặc áo trắng bó sát, mỏng tang, để lộ cả nội y màu đen bên trong. Tôi tự hỏi đây là trang phục mà những học sinh nên mặc tới lớp, tới trường hay sao?

c) Luận điểm 4:

Gần đây cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị và lành mạnh như trước. Trong một buổi chiều tan học vào tuần trước, khi ra về đến cổng trường, tôi bắt gặp một tốp học sinh cả nam và nữ diện những bộ trang phục lòe loẹt, sặc sỡ rất thiếu lành mạnh. Các bạn nam thì mặc kiểu quần jeans rách tả tơi, hầm hố trông giống trang phục biểu diễn của những nghệ sĩ hip-hop. Còn các bạn nữ thì nhuộm tóc vàng, tóc đỏ, mặc áo trắng bó sát, mỏng tang, để lộ cả nội y màu đen bên trong. Tôi tự hỏi đây là trang phục mà những học sinh nên mặc tới lớp, tới trường hay sao? Là học sinh, chúng ta cần biết chọn lọc những trang phục sao cho phù hợp với lứa tuổi cũng như môi trường học đường của mình. Những trang phục lố lăng và “khác người” như vậy không giúp bạn nổi bật hơn mà chỉ khiến bạn trở nên “xấu xí” hơn trong mắt thầy cô và bạn bè.