Lời giải cho phần bài tập thực hành phần Đọc Hiểu.
Bài 1: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi
Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng thao tác lập luận bác bỏ.
Câu 2: Thao tác lập luận bác bỏ được tác giả sử dụng để bác bỏ quan niệm ” có tiền là có tất cả”. Đây là quan niệm của nhiều người nhưng không phải lúc nào quan niệm đó cũng đúng. Tiền bạc có thể mua được những giá trị vật chất nhưng không mua được những giá trị tinh thần.
Câu 3: HS có thể chọn một lí lẽ được nêu trong đoạn trích và nêu lên cách hiểu của mình. Chẳng hạn, với lí lẽ tiền bạc “có thể mua được chiếu giường, nhưng không mua được giấc ngủ”, “chiếu giường” là vật dụng ( vật chất) để người ta nằm ngủ và người ta có thể dùng tiền để mua, nhưng “giấc ngủ” thì không dùng tiền để mua, bởi nhiều người mặc dù có, “chiếu giường” đầy đủ, sang trọng nhưng vẫn ” mất ngủ” vì buồn phiền, lo lắng, mệt mỏi( tinh thần).
Câu 4: HS có thể đồng tình hoặc phản đối ( hoặc vừa đồng tình vừa phản
đối ) quan niệm “tiền bạc không phải là vạn năng”.
– Nếu đồng tình: Tiền bạc có thể mua được các giá trị về vật chất nhưng không mua được các giá trị tinh thần.
– Nếu phản đối: Nếu không có tiền thì ngay cả những nhu cầu vật chất tối thiểu con người cũng không thể chi trả.
Bài 2: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi
Câu 1: Hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất: Miêu tả, biểu cảm.
Câu 2: Thể thơ của đoạn thơ thứ hai: thơ sáu tiếng.
Câu 3: Xác định nghệ thuật tương phản trong đoạn thơ thứ nhất: tương phản giữa “Lũ chúng tôi... lớn lên” và “bí và bầu lớn xuống”; trong đoạn thơ thứ hai: tương phản giữa “Lưng mẹ... còng dần xuống” và “con ngày một thêm cao”.
Câu 4: Hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”: Nhân hóa “Thời gian” qua từ “chạy”, cho thấy thời gian trôi qua nhanh làm cho mẹ già nua , bộc lộ nỗi xót xa, thương mẹ của người con.
Câu 5: Hai đoạn thơ trên có điểm giống nhau về nội dung: Bộc lộ niềm xót xa và lòng biết ơn của con trước những hi sinh thầm lặng của mẹ; về nghệ thuật: ngôn ngữ tạo hình, biểu cảm, biện pháp tương phản, nhân hóa.
Bài 3: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ trong văn bản trên: phong cách ngôn ngữ báo chí.
Câu 2:
- Biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên là điệp (lặp) cấu trúc câu (Mồ hôi rơi).
- Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là nhấn mạnh những vất vả nhọc nhằn và sự hi sinh thầm lặng của người dân lao động. Qua đó, bộc lộ sự trân trọng, tin yêu với những con người lao động và tình yêu Tổ quốc của nhà thơ.
Câu 3: Những từ ngữ: cánh đồng, công trường gợi nhớ đến người nông dân, công nhân trong cuộc sống.
Câu 4: Đặt nhan đề: Yêu Tổ quốc, Hoặc Tổ quốc của tôi.
Bài 4: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính là nghị luận.
Câu 2:
- Biện pháp tu từ cú pháp là lặp cấu trúc: “Tự hào dân tộc không phải là … mà là …”.
- Hiệu quả: Nhấn mạnh và khẳng định quan điểm của người viết về tự hào dân tộc.
Câu 3: Đồng tình với ý kiến vì bản sắc dân tộc là những nét riêng tư ưu việt nhất của dân tộc đó cần được thể hiện và giữ gìn trong thời kì hội nhập.
Câu 4: Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, bày tỏ được quan điểm cá nhân, đảm bảo các ý: nhận thức rõ hơn về bản sắc dân tộc, quảng bá hình ảnh quê hương, đât nước, luôn giữ gìn những vẻ đẹp truyền thống của bản sắc dân tộc.
Bài 5: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản: phương thức nghị luận/ nghị luận.
Câu 2: Nội dung chính của văn bản trên: khẳng định cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống sai lầm/bác bỏ một quan niệm sống sai lầm: sống bó hẹp trong ngưỡng cửa nhà mình.
Câu 3:
- Tác giả đã so sánh cuộc sống của mỗi người (cuộc sống đầy đủ tiện nghi; cuộc sống biệt lập; cuộc sống lúc sóng gió; …) với một mảnh vườn (mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng; mảnh vườn có lớp rào bao quanh; mảnh vườn lúc dông tố nổi lên;…)
- Tác dụng: việc sử dụng pháp so sánh khiến đoạn văn trở nên sinh động, truyền cảm, dễ hiểu, có sức thuyết phục cao chứ không khô khan như khi chỉ sử dụng lí lẽ thuần túy.
Câu 4:
Nêu ít nhất 02 tác hại của cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình theo quan điểm riêng của bản thân, không nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục. Tập trung vào những ý chính sau:
- Con người có thể gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, thử thách.
- Con người có thể bị bão táp của cuộc sống cuốn đi.
- Con người có thể đầu hàng, buông xuôi trước số phận.
- Tuy nhiên, con người cũng có thể từ những khó khăn, trở ngại, nguy hiểm mà trưởng thành và khẳng định bản thân để gặt hái những thành công trong cuộc đời.
Bài 6: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi
Câu 1: Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/ văn chương.
Câu 2: Nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản: Thông thường người yếu đuối tìm nơi dựa ở người vững mạnh. Ở đây ngược lại. Người mẹ trẻ khỏe dựa vào đứa con mới biết đi chập chững. Anh bộ đội dạn dày chiến trận dựa vào cụ già bước từng bước run rẩy trên đường.
Câu 3: Nơi dựa của mỗi người trong cuộc đời mà bài thơ đề cập đến là nơi dựa tinh thần, nơi con người tìm thấy niềm vui, ý nghĩa sống, …
Câu 4:
- Các dạng của phép điệp trong văn bản: điệp từ (đứa bé, bà cụ, …), điệp ngữ (ai biết đâu, lại chính là nơi dựa, …), điệp cấu trúc (câu mở đầu của 2 đoạn có cấu trúc giống nhau, câu kết của 2 đoạn cũng vậy), điệp kết cấu giữa hai đoạn.
- Hiệu quả nghệ thuật: tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa giữa hai đoạn thơ, góp phần khẳng định nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống chính là nơi ta tìm thấy niềm vui và hạnh phúc.
Bài 7: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi
Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ ngũ ngôn)
Câu 2: Tác dụng của thể thơ: diễn đạt rất nhịp nhàng âm điệu của song biển cũng như sóng long của người đang yêu.
Câu 3: Nội dung của hai đoạn thơ là thể hiện tình yêu giữa thuyền và biển cùng những cung bậc trong tình yêu.
Câu 4:
- Biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng nhiều nhất là ẩn dụ: Thuyền – Biển tượng trưng cho tình yêu của chàng trai và cô gái. Tình yêu ấy nhiều cung bậc, khi thương nhớ mênh mông, cồn cào da diết, bâng khuâng…
- Biện pháp nghệ thuật nữa được sử dụng là nhân hóa. Biện pháp này gắn cho những vật vô tri những trạng thái cảm xúc giúp người đọc hình dung rõ hơn tâm trạng của đôi lứa khi yêu.).
Bài 8: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ của văn bản: Báo chí
Câu 2: Chủ đề: Hiện tượng chế/ghép ảnh – một vấn nạn trên các trang mạng xã hội hiện nay.
Câu 3:
- Nguyên nhân:
- Một cá nhân sử dụng mạng xã hội thiếu ý thức đã dùng hình ảnh một cách trái phép minh họa cho câu chuyện nhằm tăng tính hấp dẫn thu hút người xem.
- Bạn nam cùng lớp ghép chân dung đưa lên mạng làm trò đùa.
- Hậu quả:
- Với Hà Mi: buồn, sợ và chọn cách im lặng.
- Với Chầm Lình: tìm đến cái chết…
=> Bị bôi nhọ xúc phạm danh dự phẩm chất, tổn thương về tâm lí…
Câu 4: Học sinh có thể tự bày tỏ quan điểm và đề xuất những biện pháp mà các em cho là hữu hiệu nhất nhằm khắc phục và loại bỏ vấn nạn trên.
Có thể:
- Tuyên truyền, giáo dục lối sống đẹp cho thế hệ trẻ
- Sự can thiệp kịp thời của pháp luật….