Lập kế hoạch tiết kiệm Em sẽ rèn luyện như thế nào đề trở thành người có lối sông tiết kiệm?.

1. Kế hoạch tiết kiệm. Mỗi ngày dành ra 5 nghìn đồng tiền ăn sáng để đút vào lợn để mua đồ dùng học tập. 

2. Tấm gương tiết kiệm: 

1.Thời gian quý báu lắm- 10 phút cũng là quá trễ

Sinh thời, Bác Hồ của chúng ta yêu cái gì nhất, ghét cái gì nhất? Kể cũng hơi khó trả lời cho thật chính xác, bởi ở ta không có thói quen “tự bạch” và kín đáo, ý nhị vốn là một đặc điểm của lối ứng xử phương Đông.

Tuy nhiên, theo dõi qua tác phẩm, hoạt động và sinh hoạt đời thường, điều ta có thể thấy rõ cái mà Người ghét nhất, “ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm” là các thói quan liêu, tham nhũng, xa hoa, lãng phí tiền bạc và thời gian của nhân dân. Đồng chí Vũ Kỳ, Thư ký riêng của Bác thì nói, không ít người tiếp xúc và làm việc với Bác Hồ đều thấy rõ nhất là Bác rất khó chịu khi cán bộ làm việc không đúng giờ. Nhưng thay vì phê bình nặng lời, bao giờ Bác cũng nhắc nhở ôn tồn như người anh, người cha khiến nhiều người dù bị góp ý vẫn rất cảm động và ghi nhớ mãi.

Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khoá V Trường Huấn luyện cán bộ Việt Nam, Người thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.

Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp. Bác hỏi:

- Chú đến chậm mấy phút?

- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!

- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.

Trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí cấp tướng đến làm việc với Bác sai hẹn mất 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được. Bác bảo: "Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai đi bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan, không chuẩn bị đầy đủ các phương án, nên chú đã không giành được chủ động”. Câu chuyện ấy là lời nhắc nhở có ý nghĩa sâu sắc đối với người chỉ huy quân đội nói riêng và cán bộ lãnh đạo nói chung. Nếu người lãnh đạo mà chậm một bước sẽ mất cơ hội, không chủ động sẽ dễ bị thua thiệt và tính sai một ly thì sự nghiệp chung sẽ đi lệch một dặm.