1. Mở bài: 

Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật: Người thầy đầu tiên”là một truyện ngắn xuất sắc của Ai-ma-tốp kể về thầy giáo Đuy-sen qua hồi ức bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-na, vốn là học trò trước đây của thầy Đuy-sen.

2. Thân bài: 

- Đặc điểm nhân vật: Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính là  sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này.

Bằng chứng trong tác phẩm: Khi đến vùng núi quê hương của cô bé An-tư-nai. Thầy Đuy-sen còn trẻ lắm. Học vấn của thầy lúc đó chưa cao, nhưng trái tim thầy dạt dào tình nhân ái và sôi sục nhiệt tình cách mạng. Một mình thầy  hằng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân…, biến cái chuồng ngựa của phú nông hoang phế đã lâu ngày thành một cái trường khiêm tốn nằm bên hẻm núi, cạnh  vào cái làng nhỏ của người Kir-ghi-di, vùng Trung Á nghèo nàn lạc hậu.

- Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên, được xây dựng hết sức tự nhiên và gần gũi

- Ý nghĩa hình tượng nhân vật: Người thầy trong truyện ngắn là người thầy của tình thương đến với tuổi thơ, đem ánh sáng cách mạng làm thay đổi mọi cuộc đời.

3. Kết bài:

Nêu ấn tượng chung về nhân vật: Ai-ma-tốp đã viết nên một truyện ngắn dưới dạng hồi ức chân thực, cảm động. Hình ảnh Đuy-sen – người thầy đầu tiên và hình ảnh An-tư-nai, cô bé mồ côi khát khao được đi học, được tác giả nói đến với tất cả sự ca ngợi, với niềm thương mến bao la. Người thầy trong truyện ngắn là người thầy của tình thương đến với tuổi thơ, đem ánh sáng cách mạng làm thay đổi mọi cuộc đời. Ngọn lửa tình thương như tỏa sáng trang văn Ai-ma-tốp, mãi mãi làm ấm áp lòng người. Thầy Đuy-sen càng trở nên gần gũi trong niềm thương mến của tuổi thơ chúng ta.