Lập dàn ý bài văn lập luận giải thích cho đề văn sau: Hãy giải thích ý nghĩa của câu ca dao:" Nhiễu điều phủ lí giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng".

a. Dàn ý:

1. Mở bài:  Nêu vắn tắt khái niệm của ca dao dân ca.

Từ đó giới thiệu câu ca dao dân ca: "Nhiễu điều phủ lấy giá guơng/Người trong một nước phải thương nhau cùng"

2. Thân bài: 

a. Giải thích ý nghĩa của câu ca dao:

Nghĩa đen:

  • Nhiễu là thứ vải tơ, cầm thấy nặng tay. Điều là màu đỏ. Nhiễu điều là một thứ vải quý, được dùng để may áo đẹp hay lót trên bàn, trên kệ, trên khay để đặt những vật quý.
  • Giá gương là cái khung bằng gỗ để người ta đặt cái gương lên.

=>Tấm điều ấy hi sinh thân mình để chiếc gương được hoàn hảo

Nghĩa bóng: câu tục ngữ này khuyên chúng ta đã là người trong một nước thì hay biết thương yêu nhau, san sẻ, nhường nhịn, giúp đỡ... đối với nhau. 

b. Bình: Vì sao phải người trong một nước phải yêu thương nhau?

  • Về mặt tình cảm: Người cùng chung một nước có cùng chung một nguồn gốc lịch sử, cùng chung một tổ tiên, nói cùng một thứ tiếng “mẹ đẻ”, cùng phong tục tập quán… không khác gì anh em trong một nhà
  •  Về mặt lí trí: Không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội được mà phải hòa nhập vào cộng đồng, phải có bổn phận nghĩa vụ đối với nhau cùng nhau gắn bó, đoàn kết để đưa đất nước tiến lên
  • Đồng bào ta là cùng một dòng máu, vì vậy phải quan tâm, giúp đỡ, yêu thương nhau. Đó là tình cảm, nghĩa vụ của mỗi người, là cơ sở làm nên tình đoàn kết, sức mạnh của cộng đồng...
  • Tình yêu thương phải bộc lộ bằng hành động thiết thực.

c. Luận: 

Đây là cách sống, là đạo lí truyền thống của dân tộc ta từ ngàn xưa.

  • Nhờ tình tương thân tương ái đó mà dân tộc đã vượt qua biết bao gian khổ từ lúc dựng nước giữ nước, đoàn kết, yêu thương, đùm bọc nhau trong chiến đấu chống giặc thù, đoàn kết, yêu thương đùm bọc nhau khi trong nước có thiên tai lũ lụt. Chính nhờ tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “miếng khi đói bằng gói khi no” của người trong một nước nên đất nước ta, dân tộc ta mới đứng vững vàng cho đến hôm nay.
  • Yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện, tự giác thì mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Nó vừa thể hiện nhân cách đạo đức của con người vừa là nền tảng xây dựng xã hội tốt đẹp

Những biểu hiện của tình thương trong cuộc sống:

  • Tình làng nghĩa xóm, ủng hộ quỹ vì người nghèo, đồng bào lũ lụt...

d. Rút ra bài học: Câu ca dao mãi mãi là một bài học giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người. Tình cảm yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cần được phát huy ngày càng mạnh mẽ để cùng nhau xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp.

3. Kết bài: Câu ca dao mãi mãi là một bài học giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người. Tình cảm yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau cần được phát huy ngày càng mạnh mẽ để cùng nhau xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp.

b. Chọn viết 1 đoạn:

Vậy ta hiểu câu tục ngữ như thế nào?  Nhiễu điều, đó là tấm vải được phủ lên giá giương khi không sử dụng, nhằm giữ cho giá gương luôn sạch sẽ, không bị bụi bẩn và luôn bền đẹp. Giá gương luôn cần tấm nhiễu, cũng như tấm nhiễu chỉ phát huy được tác dụng của mình khi được phủ lên giá gương. Đó là nghĩa đen của câu ca dao. Và ngay ở câu tiếp theo, ý nghĩa của hai hình ảnh tượng trưng nhiễu điều – giá gương đã trở nên rõ ràng . Đó chính là hình ảnh những người trong một nước. Ông cha ta đã khuyên con cháu rằng phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, phải biết đoàn kết để tạo lên sức mạnh tập thể, cũng như nhiễu điều – giá gương, lúc nào cũng ở bên cạnh, bổ sung cho nhau, khiến cho vật kia trở nên có ý nghĩa hơn, đẹp hơn. Bác Hồ đã dạy chúng ta: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” để nói lên sức mạnh của đoàn kết, sức mạnh của tập thể.