Lập bảng về thành tựu tiêu biểu của các nền văn minh Ai Cập cổ đại, Trung Hoa và Ấn Độ cổ- trung đại theo mẫu.

Nền văn minh\ Thành tựuChữ viếtTư tưởng, tôn giáoToán họcKiến trúc, điêu khắcLĩnh vực khác
Ai Cập cổ đạiChữ tượng hình viết trên giấy Pa-pi-rút hoặc khắc trên đá.Việc sùng bái tự nhiên chiếm địa vị quan trọng như thần mặt trời, thần sông, rắn thần…Nghĩ ra phép toán đếm đến 10, tính được số Pi bằng 3,16.Kim tự tháp, tượng Nhân sư…Y học: kĩ thuật ướp xác.
Trung Hoa cổ - trung đạiCư dân Trung Hoa cổ đại sáng tạo ra chữ viết của mình từ đời nhà Thương, trải qua nhiều loại hình khác nhau như Giáp cốt văn, Kim văn, Tiểu triện,...Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho giáo là Khổng Tử. Đạo giáo chính thức ra đời vào vào cuối thế kỉ II, là một trong những tôn giáo lớn của Trung Hoa. Phật giáo phát triển, nhiều ngôi chùa lớn được xây dựng. Cửu chương toán thật được biên soạn dưới thời nhà Hán nêu ra các phương pháp tính diện tích, khối lượng,...Tiêu biểu là Vạn Lí Trường Thành, Tử Cấm Thành, tượng Phật chùa Lạc Sơn,....


- Sử học: khởi đầu từ Tây hán và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng. 

- Kĩ thuật: có 4 phát minh quan trọng là kĩ thuật in, kĩ thuật làm giấy, thuốc súng và la bàn.

Ấn Độ cổ - trung đạiCư dân Ấn Độ sớm tạo ra chữ viết, điển hình là chữ Phạn. Là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn như Hin-đu giáo, Phật giáo, là nơi du nhập, phát triển Đạo Hồi.Sáng tạo ra hệ thống chữ số tự nhiên, đặc biệt là phát minh ra chữ số 0. Tính được căn bậc 2, căn bậc 3.Phổ biến là những công trình được khoét trong núi đá. Gắn liền với những ngôi chùa là những pho tượng Phật được tạc bằng đá rất tinh xảo.Văn học: tiêu biểu là Kinh Vê-đam sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-y-a-na.