Trong vai một hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu với bạn học một công trình kiến trúc tiêu biểu của nền văn minh Ai Cập cổ đại hoặc văn minh Trung Hoa, Ấn Độ cổ - trung đại.
- Trong vai một hướng dẫn viên du lịch, hãy giới thiệu với bạn học một công trình kiến trúc tiêu biểu của nền văn minh Ấn Độ cổ đại: Chùa hang A-gian-ta được tạo thành từ một dãy núi đá, nay thuộc bang Ma-ha-ra-xtra, được hoàn thành vào thế kỉ IV, gồm 29 hang, phủ đầy những bức vẽ nhiều màu sắc và hình chạm khắc kể về sự tích Đức phật. Thế kỉ thứ VII, khi nhà sư Huyền Trang từ Trung Quốc tới, ông đã thốt lên: “Vô cùng kì vĩ, vô cùng tinh tế”. Chùa hang A-gian-ta tọa lạc ở lưng chừng núi, bên dưới hang động là dòng sông Waghora uốn khúc. Hang động được bố trí theo dạng hình móng ngựa, khoét sâu vào bên trong vách núi đá thẳng đứng cao 76m. Di tích hang động A-gian-ta có tất cả 30 hang, bao gồm Thánh đường Phật giáo và các khu phụ cận. Các nhà khảo cổ đã đánh dấu các hang theo số thứ tự. Quần thể hang động A-gian-ta không được tạo dựng trong một thời kỳ liên tục nên các nhà nghiên cứu phân chia các hang động theo từng thời kỳ xây dựng. Cụm hang được tạo dựng vào giai đoạn đầu thế kỷ II trước Công nguyên gồm hang số 8,9,10,12,13,15 mang nhiều màu sắc của Phật giáo nguyên thủy. Cụm hang sau được xây dựng vào thế kỷ V, mang màu sắc Phật giáo mới và một số hang vẫn đang dang dở chưa được hoàn tất. Mặc dù còn nhiều chỗ chưa hoàn thiện nhưng chùa hang vẫn là một trong những công trình lớn được tạo ra do bàn tay của con người. Một trong những điểm đặc biệt của quần thể hang động này chính là một số lượng khổng lồ những bức tượng điêu khắc về đạo Phật. Đây được coi là những tác phẩm hội họa đẹp nhất của nghệ thuật Phật giáo ở Ấn Độ.
- Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về một công trình kiến trúc ở Việt Nam chịu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ cổ- trung đại: Thánh địa Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ cả về kiến trúc (thể hiện qua các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng quá khứ), và về văn hóa—thể hiện qua các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các tấm bia. Dựa trên các tấm bia văn tự khác, người ta biết nơi đây đã từng có một đền thờ đầu tiên được làm bằng gỗ vào thế kỷ IV.Thánh địa Mỹ Sơn, với hơn 70 đền tháp xây dựng bắt đầu từ giữa thế kỉ VII. Các vua Chăm trước đây chọn Mỹ Sơn để đóng đô có lẽ do tính chất thiêng liêng của vùng đất để tôn thờ thần thánh và cũng do đây là vị trí phòng ngự tốt trong trường hợp kinh đô Trà Kiệu bị đe dọa. Theo văn bia để lại, tiền thân của nó là một ngôi đền làm bằng gỗ từ thế ki thứ IV để thờ thần Di-va Bha-dre-xve-ra. Nhưng đến khoảng cuối thế kỉ VI, một cơn hoả hoạn đã thiêu cháy ngôi đến gỗ. Sau đó vào đầu thế kỉ VI, vua Sam-bhu-vac-man (trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó vẫn tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Mỹ Sơn là khu thánh địa quan trọng nhất của đân tộc Chăm suốt từ cuối thế kỉ IV đến thế kỉ XV. Giá trị của các di tích ở Mỹ Sơn còn được thể hiện qua nghệ thuật điêu khác, chạm nổi trên gạch, trên đá với những hình ảnh sống động về các vị thần, tu sĩ, vũ nữ, hoa lá, muông thú và các vật tế lễ, .... Với những giá trị lịch sử văn hoá, thấm mĩ, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO bình chọn là Di sản văn hoá thế giới năm 1999.