Lập bảng thể hiện một số nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam..
Bảng thể hiện một số nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam:
Các đặc điểm so sánh | Người Kinh | Các dân tộc thiểu số | |
Đời sống vật chất | Hoạt động kinh tế | - Sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước ở đồng bằng, trồng một số cây lương thực, chăn nuôi gia súc, gia cầm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. - Gốm, dệt, đan rèn, mộc, chạm khắc đúc đồng, kim hoàn, khảm trai. | - Sản xuất nông nghiệp ở các khu vực có địa hình dốc cao, miền núi. - Phát triển đa dạng nhiều nghề thủ công, mang dấu ấn và bản sắc riêng của từng tộc người. |
Ăn, mặc, ở | - Ăn: Đa dạng, sáng tạo ra nhiều món ăn ngon nổi tiếng, cách chế biến và thưởng thức mang đậm văn hóa vùng miền. - Mặc: mặc âu phục (áo sơ mi, quần âu). - Ở: nhà tầng ở nông thôn, các khu chung cư ở đô thị. | - Ăn: cơm, tau, cá. Có sự khác nhau giữa các dân tộc, vùng miền. - Mặc: may từ vải bông, vải tơ tằm, vải lanh. - Ở: nhà sàn nhà trệt hoặc nửa nhà trệt. | |
Đi lại, vận chuyển | Xe đạp, xe máy, ô tô, máy bay,... | Đi bộ, vận chuyển đồ bằng gùi, thuần dưỡng súc vật. | |
Đời sống tinh thần | Tín ngưỡng, tôn giáo | - Tổ chức nhiều nghi lễ cúng tế, duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ những người có công với cộng đồng, thờ Mẫu, thành hoàng làng. - Tiếp thu nhiều tôn giáo lớn trên thế giới. - Xây dựng nhiều công trình kiến trúc. | - Duy trì tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, tô tem giáo,... - Đã và đang tiếp thu, chịu ảnh hưởng của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới. |
Phong tục, tập quán, lễ hội | - Phong tục, tập quán: Liên quan đến chu kì vòng đời, chu kì canh tác chu kì thời gian/thời tiết. - Lễ hội: đa dạng, phong phú, từ các lễ hội cộng đồng làng đến lễ hội của vùng, quốc gia, quốc tế. | - Phong tục, tập quán: duy trì phong tục liên quan đến chu kì vòng đời, chu kì canh tác. - Lễ hội: tổ chức với quy mô làng bản, tộc người. |